Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (1)


ĐỀ CƯƠNG MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ I – KHỐI 5

Năm học : 2021 – 2022

A. NỘI DUNG ÔN TẬP:

I. CHÍNH TẢ:

- Ôn lại các bài chính tả trong chương trình từ tuần 1 đến tuần 9.

II. TẬP LÀM VĂN:

Đề 1. Sau bao ngày nắng gắt, cây cối khô héo xác xơ. Vạn vật đều lả đi vì nóng nực. Thế rồi cơn mưa cũng đến. Cây cối hả hê, vạn vật như được thêm sức sống. Em hãy tả lại cơn mưa tốt lành đó.

Đề 2. Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp quê hương: Một dòng sông với những cánh buồm nâu rập rờn trong nắng sớm; một con kênh với dòng nước trong vắt và dải cỏ xanh bên bờ như tấm thảm trải ra đón bước chân người; một cánh đồng lúa chín mênh mông và khoảng trời bao la xanh biếc; Một triền đê với cánh diều tuổi thơ mềm mại như cánh bướm bay lên với biết bao khát vọng… Em hãy tả lại một trong những cảnh đẹp đó.

III. TẬP ĐỌC (Đọc thành tiếng và đọc hiểu):

   1. Đọc thành tiếng:  Ôn lại nội dung các bài Tập đọc trong chương trình (tùy theo đối tượng HS từng lớp mà GV ra YC đọc thành tiếng kết hợp trả lời câu hỏi sao cho phù hợp).

   2. Đọc hiểu:

   - Hiểu nội dung một số bài đọc phù hợp với nội dung, chương trình lớp 5.

   - Ôn lại kiến thức Luyện từ và câu:

IV. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

 1. Từ đồng nghĩa

   + Từ đồng nghĩa (TĐN) là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

      Ví dụ : siêng năng, chăm chỉ, cần cù ….

  + Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau trong lời nói.

     Ví dụ : hổ, cọp, hùm, ….

  + Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Khi dùng những từ này ta phải cân nhắc    để lựa chọn cho đúng.

    Ví dụ : ăn, xơi, chén, …. ( biểu thị những thái độ, tình cảm khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến).

   Ví dụ : mang, khiêng, vác, ….  (biểu thị những cách thức hành động khác nhau).

2. Từ trái nghĩa

  - Từ trái nghĩa là  những từ có nghĩa trái ngược nhau.

     Ví dụ: cao - thấp, phải - trái, xinh - xấu, ….

  - Việc đặt từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái, … đối lập nhau.

* Lưu ý : Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó, tuỳ theo từng lời nói hoặc câu văn khác nhau.

     Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó.

      VD: Với từ "nhạt":

          - (muối) nhạt >< mặn: cơ sở chung là "độ mặn"

          - (đường ) nhạt >< ngọt: cơ sở chung là "độ ngọt"

          - (tình cảm) nhạt >< đằm thắm : cơ sở chung là "mức độ tình cảm"

          - (màu áo) nhạt >< đậm: cơ sở chung là "màu sắc".

3.Từ đồng âm

   - Từ đồng âm là từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa.

   - Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể

Ví dụ :   1) Chiếc bàn này đã cũ.

                    2) Ở phút 30, bạn Hải lớp em đã ghi được một bàn.

              3) Chúng ta bàn thêm rồi hãy làm.

Bàn1: Đồ dùng có mặt phẳng, có chân, dùng để làm việc.

Bàn2: Lần tính được thua.

Bàn3: Trao đổi ý kiến.

4. Từ nhiều nghĩa

  * Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

    - Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.

VD :  Với từ “Ăn’’:

-         Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc).

-         Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới.

-         Da ăn nắng :Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào.

-         Ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.

-         Tàu ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở.

-         Sông ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển.

-         Sơn ăn mặt : Làm huỷ hoại dần từng phần.

…………………………………………….

Như vậy, từ “Ăn” là một từ nhiều nghĩa .

      *Nghĩa đen : Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính , nghĩa gốc và còn gọi là nghĩa đen. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu ; nghĩa đen không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh.

      * Nghĩa bóng : Là nghĩa có sau ( nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ ), được suy ra từ nghĩa gốc (nghĩa đen). Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh

B. MỘT SỐ BÀI TẬP LUYỆN THÊM

Phần I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Bài 1. Những từ ngữ nào dưới đây đồng nghĩa với từ hạnh phúc.

A.Đầy đủ                 B. Sung sướng            C. hòa thuận               D. sung túc

Bài 2. Nhữngtừ nào dưới đây trái nghĩa với từ trung thực.

A. thật thà                B. gian ác                    C. dối trá                  D. Bất nhân

Bài 3. Từ trong ở cụm từ "phấp phới trong gió"  và từ trong  ở cụm từ " nắng đẹp trời trong" có quan hệ với nhau như thế nào?             

A. Đó là hai từ đồng nghĩa.                    B. Đó là hai từ nhiều nghĩa.

C. Đó là hai từ đồng âm.                        D. Đó là hai từ trái nghĩa.

Bài 4. Dòng nào dưới đây gồm những tữ trái nghĩa với từ " im lặng".

A. Ồn ào, náo nhiệt, đông đúc.              B. Ồn ào, náo nhiệt, huyên náo.

C. Ồn ào, nhộn nhịp, vui vẻ.                  D. Ầm ĩ, xôn xao, náo động, rì rào.

Phần II. PHẦN TỰ LUẬN

Bài 1. Tìm 1 từ đồng nghĩa và 1 từ trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau:

 

Từ đồng nghĩa

Từ trái nghĩa

 

Từ đồng nghĩa

Từ trái nghĩa

Cao thượng

 

 

Nhanh nhảu

 

chậm chạm

Nông cạn

 

 

Siêng năng

Cần cù

Lười biếng

Cẩn thận

 

 

Sáng sủa

Sáng trưng

Tối sầm

Thật thà

 

 

Cứng cỏi

Cứng ngắt

Mềm nhũn

Bát ngát

Rộng lớn

 

Hiền lành

Tốt bụng

Xấu xa

Đoàn kết

 

chia rẽ

Thuận lợi

Thuận tiện

 

Vui vẻ

Vui sướng

Buồn bã

Nhỏ bé

 

To lớn

Bài 2. Đặt câu để phân biệt nghĩa các từ đồng âm: chiếu, kén, mọc, đường, ngọt, cân.

* Chiếu:

…………………………….…………………….

………………………………….……………….

* Kén:

………………………………….……………….

………………………………….……………….

* Mọc:

………………………………………….……….

…………………………………………………..

* Đường:

………………………………………….……….

…………………………………………….…….

* Ngọt:

………………………………………….……….

……………………………………….………….

* Cân:

…………………………………………………...

…………………………..……………………….

Bài 3. Hãy cho biết nghĩa cuả từ chân trong một số trường hợp sử dụng sau đây.

  a) Đau chân

 b) chân giường, chânnúi

  Trong các nghĩa này của từ chân, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển?

nghĩa gốc là Đau chân, nghĩa chuyển là chân giường, chânnúi.

Bài 4.Gạch 1 gạch dưới từ ngọt, cứng mang nghĩa gốc; gạch 2 gạch dưới từ ngọt, cứng mang nghĩa chuyển trong các câu sau:

a) Ngọt:

- Khế chua, cam ngọt.

- Trẻ em ưu nói ngọt, không ưa   nói xẵng.

- Đàn ngọt hát hay.

- Rét ngọt.

b) Cứng: 

- Lúa đã cứng cây.

- Lí lẽ rất cứng.

- Học lực loại cứng.

- Cứng như thép. Thanh tre cứng quá, không uốn cong được.

- Quai hàm cứng lại. Chân tay tê cứng.

- Cách giải quyết hơi cứng. Thái độ cứng quá.

Bài 5. Tìm danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ trong các câu sau:

Ánh đèn từ muôn ngàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sang đài truyền hình thành phố có vẻ bị hạ thấp và kéo gần lại. Mặt trời đang

chầm chậm lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.

 

 

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TOÁN LỚP 5 – GIỮA HỌC KÌ I

A. Nội dung ôn tập:

1. Ôn về hỗn số và các phép tính trên hỗn số

2. Ôn về phân số thập phân, cách viết thành phân số thập phân.

3. Viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân

4. Số thập phân: đọc, viết, so sánh số thập phân.

5. Giải toán có lời văn:

- Ôn về giải toán liên quan đến: Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số

- Ôn về Dạng toán Trung bình cộng

- Ôn về giải toán liên quan đến tỉ lệ.

B.Một số bài tập gợi ý:

Bài 1.Tính:

 + 5

……………………

……………………

 – 2

…………………………

…………………………

 x 1

…………………………

…………………………

 : 2

…………………………

…………………………

 

Bài 2.Viết các phân số thập phân sau dưới dạng số thập phân:

a)

b) 1  = ……….; 2 = ………..; 3  = ………….; 4  = ………; 12  = ……….

Bài 3. Viết số thập phân có:

a) Tám đơn vị, sáu phần mười:…………………………………………………………………

b) Năm mươi tư đơn vị, bảy mươi sáu phần trăm:……………………………………………..

c) Bốn mươi hai đơn vị, năm trăm sáu mươi hai phần nghìn:…………………………………

d) Mười đơn vị, ba mươi lăm phần nghìn:……………………………………………………..

e) Không đơn vị, một trăm linh một phần nghìn:………………………………………………

g) Năm mươi lăm đơn vị, năm phần mười, năm phần trăm và năm phần nghìn:……………

Bài 4. Viết số thập phân thích hơn vào chỗ trống:

a) 5m16cm = .................................m

9dm4cm = .................................m

2m59dm =.........................................m

35hm6dam =.....................................km

b) 3 tấn 15kg = ............................tấn

5tạ20kg= ................................ tạ

13kg5g=...................................kg

2 dam2 59dm2 =.................................dam2

3ha 6 m2 =..........................................m2

15m2 26cm2 = ...................................m2

Bài 5. Viết số thích hơn vào chỗ trống:

19,41km2 = .............................................m2

22,82 m2 = .............................................cm2

9,075hm2 = .............................................m2

7,34 m = ...............................................cm

3,06 dam =.............................................dm

5,2dm2 = .............................................cm2

520 m2 = .............................................dam2

112 m234cm2 = ....................................m2

3ha35m2= ............................................ha

2m34cm = ...........................................dm

Bài 6.

a) Tìm số tự nhiên x sao cho:

2,9 < x < 3,5                  3,25 < x < 5,05              x < 3,008

b) Tìm số thập phân x có một chữ số ở phần thập phân sao cho: 8 < x < 9

c) Tìm số thập phân x có hai chữ số ở phần thập phân sao cho: 0,1 < x < 0,2

d) Tìm hai số tự  nhiên liên tiếp x và y sao cho: x < 19,54 < y

Bài 7.Một sân vận động hình chữ có chu vi là 400m, chiều dài bằng  chiều rộng.

a)     Tính chiều dài, chiều rộng của sân vận động đó.

b)    Tính diện tích của sân vận động đó.

Bài 8. Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được số đường bằng 3/5 số đường bán được trong ngày thứ hai. Tính số đường bán được trong mỗi ngày, biết rằng trong hai ngày đó, trung bình mỗi  ngày cửa hàng bán được 40kg đường.

Bài 9.Mua 5m dây điện phải trả 150 000 đồng. Hỏi mua 10 m dây điện cùng loại phải trả nhiều hơn bao nhiêu đồng ?

Bài 10.Một ô tô cứ đi 100km thì tiêu thụ hết 12l xăng. Hỏi ô tô đó đi quãng đường dài 50km thì tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng ?

Bài 11. Mẹ mua về 5kg500g gạo. Bữa trưa mẹ dùng kg gạo, bữa tối mẹ dùng kg gạo. Hỏi trong túi mẹ còn bao nhiêu ki – lô – gam gạo?

Bài 12.  12 người làm xong một công việc trong 4 ngày. Hỏi 16 người làm xong công việc đó trong bao nhiêu ngày? ( Biết mức làm của mỗi người như nhau ).

Bài 13.9 người làm xong một công việc trong 4 ngày. Hỏi muốn làm xong công việc đó trong 2 ngày thì cần thêm bao nhiêu  người nữa? ( Biết mức làm của mỗi người như nhau ).

Bài 14. Nhà bếp dự trữ đủ lượng thức ăn cho 80 người ăn trong 12 ngày. Hỏi nếu 32 người ăn thì lượng thức ăn đó ăn bao nhiêu ngày? (Biết suất ăn của mỗi người là như nhau)

Bài 15. Nhà bếp dự trữ đủ lượng thức ăn cho 80 người ăn trong 12 ngày. Hỏi nếu 32 người ăn thì lượng thức ăn đó ăn thêm được mấy ngày nữa? (Biết suất ăn của mỗi người là như nhau)

Bài 16. Một mảnh đất HCN có chu vi là 600m. Chiều dài gấp đôi chiều rộng.

a.Tính diện tích mảnh đất đó.

b. Trên mảnh đất đó người ta có trồng ngô, biết cứ 10m2 thì thu hoạch được 20kg ngô. Hỏi trên thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ ngô?