Bài thơ Tiếng Việt là lời của ai, bộc lộ cảm xúc về đối tượng nào? Điều đó có ý nghĩa gì?
Bài thơ Tiếng Việt là lời của ai, bộc lộ cảm xúc về đối tượng nào? Điều đó có ý nghĩa gì?
Trong cảm nhận của nhà thơ, tiếng Việt rất gần gũi thân thương, bao gồm muôn vàn âm thanh của cuộc sống đời thường. Hãy phân tích một hình ảnh thơ thể hiện rõ điều đó.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Các âm thanh cuộc sống: tiếng nói của mẹ, của cha, tiếng kéo gỗ, gọi đò, lụa xé, đưa nôi, tiếng nước lũ,...
- Âm thanh tiếng của mẹ: Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
+ Hình ảnh này gợi ra một khung cảnh làng quê Việt Nam bình dị, thân thương.
+ Hoàng hôn là thời điểm của ngày tàn, khi ánh mặt trời dần tắt, bầu trời nhuộm màu đỏ rực và khói bếp nhà ai bay lên quyện vào nhau tạo nên một khung cảnh mờ ảo.
+ Tiếng mẹ là tiếng gọi quen thuộc nhất đối với mỗi người con, là tiếng gọi chứa đựng bao tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc của người mẹ dành cho con.
(Trả lời bởi datcoder)
Những hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp của tiếng Việt.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Tiếng Việt như bùn như lụa/ Óng tre ngà và mềm mại như tơ
- Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
- Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối,...
(Trả lời bởi datcoder)
Xác định những đặc điểm của thể thơ tám chữ trong bài thơ Tiếng Việt.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐặc điểm của thể thơ támchữ trong bài Tiếng Việt:
- Mỗi câu thơ có 8 chữ.
- Bài thơ sử dụng gieo vần bằng, gieo vần chân ở các câu 2, 4, 6, 8; gieo vần cáchở các câu 1, 3, 5, 7.
- Cách ngắt nhịp linh hoạt tạo nên sự uyển chuyển, mượt mà cho bài thơ.
(Trả lời bởi datcoder)
Sức mạnh trường tồn và lan tỏa của tiếng Việt.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng/ Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta.
- Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất
- Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng
- Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán/ Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.
(Trả lời bởi datcoder)
Những hình ảnh, âm thanh cuộc sống mà tiếng nói của con người đã hòa quyện trong đó.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Hình ảnh: hoàng hôn, cò trắng, con nghé, cây tre,...
- Âm thanh: tiếng gọi đò sông, tiếng lụa xé, tiếng dập dồn nước lũ xoáy, tiếng cha dặn con, tiếng mưa dội,...
(Trả lời bởi datcoder)
Nghe bài hát Tiếng Việt (nhạc Lê Tâm, lời thơ Lưu Quang Vũ) và nêu cảm nhận về tình cảm của người nghệ sĩ đối với tiếng nói dân tộc.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Bài hát “Tiếng Việt” là một lời ca đầy xúc động về tình yêu dành cho tiếng nói dân tộc.
- Qua ca từ và giai điệu mượt mà, tác giả đã thể hiện niềm tự hào, sự trân trọng và tình cảm gắn bó sâu nặng với tiếng Việt.
- Tiếng Việt là một báu vật quý giá của dân tộc, cần được gìn giữ và phát huy để góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
(Trả lời bởi datcoder)
Giới thiệu trước lớp một số câu ca dao, tục ngữ hay bài thơ nói về tiếng mẹ đẻ mà em đã sưu tầm được.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCâu ca dao, tục ngữ, câu thơ nói về vẻ đẹp của tiếng Việt:
-Tiếng mẹ gọi con, chín tháng cưu mang.
-Tiếng mẹ ru con, ngọt ngào, êm ái.
-Tiếng mẹ hiền như lời ca dao,
-Nghe mẹ hát, lòng ta bâng khuâng.
(Trả lời bởi datcoder)
Số tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Số tiếng: 8 tiếng
- Gieo vần: sấm - đẫm; về - tre; nắng – trắng; mờ - tơ,....
- Ngắt nhịp: 2/3/3; 3/2/3,...
(Trả lời bởi datcoder)
Cách nhà thơ thể hiện tình cảm đối với tiếng Việt.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiYêu thương, trân trọng gìn giữ tiếng mẹ đẻ: Ai phiêu bạt nơi chân trời góc bể/ Nhớ quặn lòng về tiếng Việt tái tê/ Ai ở phía bên kia cầm súng khác/ Cùng tôi trong tiếng Việt quay về,...
(Trả lời bởi datcoder)