Kể tên một số ngành nghề liên quan đến sinh học và triển vọng của các ngành nghề đó.
Kể tên một số ngành nghề liên quan đến sinh học và triển vọng của các ngành nghề đó.
Cho biết vai trò của sinh học trong phát triển bền vững.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiVai trò của sinh học trong phát triển bền vững: Sinh học đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt chú ý đến vai trò của đa dạng sinh học, giảm thiểu rủi ro và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, duy trì phát triển bền vững.
Vai trò của sinh học trong phát triển kinh tế: Những hiểu biết trong sinh học được ứng dụng trong sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo việc làm.
- Cung cấp kiến thức vận dụng vào việc khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên, phục vụ phát triển kinh tế.
- Tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; sản phẩm, chế phẩm sinh học có giá trị.
Vai trò của sinh học trong bảo vệ môi trường:
- Sinh học đưa ra các biện pháp bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái, đặc biệt là bảo vệ đa dạng sinh học nhằm bảo vệ môi trường sống và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Sinh học cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm và cải tạo môi trường.
Vai trò của sinh học trong giải quyết các vấn đề xã hội:
- Đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.
- Đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống; đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát sự phát triển dân số cả về chất lượng và số lượng.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Nêu và sắp xếp các kĩ năng tiến trình theo các bước nghiên cứu khoa học.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNêu và sắp xếp các kĩ năng trong tiến trình theo các bước nghiên cứu khoa học:
- Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi
+ Quan sát là bước đầu tiên để nhận ra vấn đề cần giải quyết.
+ Qua quan sát để đặt ra những câu hỏi, từ đó tìm ra “vấn đề” nghiên cứu.
- Bước 2: Hình thành giả thuyết khoa học
+ Giả thuyết phải cụ thể, liên quan trực tiếp đến câu hỏi đang đặt ra.
- Bước 3: Kiểm tra giả thuyết khoa học
+ Trong bước này, thực hiện làm thực nghiệm để chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết.
+ Nếu kết quả thử nghiệm không ủng hộ giả thuyết đưa ra thì cần phải kiểm tra lại quá trình thực nghiệm hoặc sửa đổi giả thuyết hay đưa ra một giả thuyết mới.
- Bước 4: Làm báo cáo kết quả nghiên cứu
+ Trong bước này, thực hiện phân tích số liệu và rút ra kết luận nghiên cứu.
+ Kết luận đúng khi trả lời được câu hỏi nghiên cứu ban đầu bằng các dữ liệu tin cậy.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Nêu các cấp độ tổ chức sống và mối quan hệ thứ bậc giữa các cấp độ đó.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Các cấp độ tổ chức sống: phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã - hệ sinh thái → sinh quyển.
- Mối quan hệ thứ bậc giữa các cấp độ tổ chức sống: Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng. Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể, trong đó cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề. Tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)