Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Nội dung ôn tập học kì I

Nội dung ôn tập học kì I (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 1 trang 107)

Hướng dẫn giải

- Truyền thuyết: Thánh Gióng

- Thơ lục bát: À ơi tay mẹ

- Kí: Trong lòng mẹ (hồi kí)

- Văn bản nghị luận: Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ, Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

-  Văn bản thông tin:  Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ

(Trả lời bởi 𝓗â𝓷𝓷𝓷)
Thảo luận (1)

Nội dung ôn tập học kì I (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 1 trang 108)

Hướng dẫn giải

Những điểm cần chú ý về cách đọc:

- Truyện (truyền thuyết, cổ tích): 

+ Xác định nhân vật chính của truyện

 

+ Xác định cốt truyện của tác phẩm.

+ Xác định các yếu tố hoang đường, kì ảo và tác dụng của chúng.

- Thơ (lục bát):

+ Xác định vần nhịp của cảu bài thơ.

+ Xác định tình cảm, cảm xúc nào được bộc lộ qua bài thơ.

+ Xác định những biện pháp tu từ đặc sắc trong bài thơ.

- Kí (hồi kí, du kí): 

+ Xác định sự việc nào được ghi chép lại.

+ Theo dõi các yếu tố xác thực: thời gian, địa điểm, sự có mặt của người khác,…

+ Xác định được cảm xúc của tác giả thể hiện qua bài kí.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Nội dung ôn tập học kì I (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 1 trang 107)

Nội dung ôn tập học kì I (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 1 trang 108)

Hướng dẫn giải

Theo em, trong sách Ngữ văn 6, tập một có nội dung văn bản thông tin là gần gũi và có tác dụng với đời sống hiện nay và với chính bản thân em. Ví dụ như văn bản Giờ Trái Đất đem đến cho em những hiểu biết về chiến dịch. Từ đó tác động em khiến em phải nhận thức, thay đổi hành động của mình. Em hướng đến những cử chỉ nhỏ nhưng có tác động đến việc bảo vệ môi trường.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Nội dung ôn tập học kì I (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 1 trang 108)

Hướng dẫn giải

- Văn bản tự sự:

+ Viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích

+ Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

- Văn bản biểu cảm: 

+ Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thơ lục bát

- Văn bản nghị luận: 

+  Trình bày ý kiến về một vấn đề

- Văn bản thông tin:

+ Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Nội dung ôn tập học kì I (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 1 trang 108)

Hướng dẫn giải

 Các bước tiến hành viết một văn bản và nhiệm vụ của mỗi bước. 

Thứ tự các bước

Nhiệm vụ cụ thể

Bước 1: Chuẩn bị

Thu thập, lựa chọn tư liệu và thông tin về vấn đề sẽ viết.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

 - Tìm các ý dự liệu sẽ đưa vào bài viết.

- Sắp xếp các ý theo thứ tự và thêm thắt đầu đuôi để tạo lập dàn ý.

Bước 3: Viết bài

- Dùng giọng văn của bản thân viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh từ dàn ý đã chuẩn bị.

Bước 4: kiểm tra và chỉnh sửa bài viết

 - Kiểm tra câu chữ diễn đạt đã chuẩn chỉ chưa.

- Kiểm tra lỗi chính tả.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Nội dung ôn tập học kì I (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 1 trang 108)

Nội dung ôn tập học kì I (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 1 trang 108)

Hướng dẫn giải

Kĩ năng nói:

- Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích 

 

- Kể lại một trái nghiệm đáng nhớ

- Kể về một kỉ niệm của bản thân

- Trình bày ý kiến về một vấn đề

- Trao đổi thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử

Kĩ năng nghe:

- Nắm được nội dung trình bày của người khác

- Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp

Các nội dung nói và nghe liên quan gì đến nội dung đọc hiểu và viết là: Học nói học nghe sẽ giúp chúng ta rèn luyện kĩ năng tiếp thu nội dung thông tin cả về thái độ và tình cảm khi nghe và nói, vận dụng vào trong bài viết của mình và rút được bài học khi đọc hiểu vấn đề

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Nội dung ôn tập học kì I (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 1 trang 108)

Hướng dẫn giải

Trả lời:

Tên các nội dung tiếng Việt được trong sách Ngữ văn 6, tập một

Bài 1: Từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy)

Bài 2: Phép tu từ Ẩn dụ, từ láy 

Bài 3: Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ, từ mượn

Bài 4: Thành ngữ 

Bài 5: Trạng ngữ

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)