Câu chuyện kể về nỗi đau của dì Mây khi trở về từ chiến trường. Bên cạnh đó chiến tranh cũng để lại lên số phận của những người khác.
Câu chuyện kể về nỗi đau của dì Mây khi trở về từ chiến trường. Bên cạnh đó chiến tranh cũng để lại lên số phận của những người khác.
- Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn.
- Tìm hiểu trước những thông tin nổi bật về tác giả Sương Nguyệt Minh và truyện Người ở bến sông Châu.
- Chú ý tìm hiểu về nhân vật chính trong truyện, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm và hậu quả của chiến tranh.
Câu 1 (trang 43, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Tóm tắt sự việc chính của phần này.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiSự việc chính của phần này nói về hoàn cảnh gặp gỡ trớ trêu của hai nhân vật dì Mây và chú San. Bởi ngày dì Mây khoác ba lô về làng cũng là ngày chú San đi lấy vợ. Chú lấy cô Thanh, giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông. Chú San mặt rạng rỡ, lúc nào cũng cười cười còn dì Mây giọng cứ thế nghèn nghẹn lại.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Câu 2 (trang 44, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Chú ý lời đối thoại giữa các nhân vật và lời bình luận của người kể chuyện.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải- Cuộc đối thoại giữa dì Mây và chú San diễn ra. Lời thoại của Chú San luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin dì có một cuộc nói chuyện với chú. Lời thoại của dì Mây là sự từ chối. Cuộc đối thoại diễn ra chóng vánh nhưng người đọc có thể cảm nhận rõ sự đau khổ trong tâm trạng của hai nhân vật.
- Lời bình luận của người kể chuyện giúp người đọc dễ dàng hình dung ra không gian đối thoại giữa hai nhân vật cũng như tâm trạng, hành động của họ trong cuộc đối thoại.
(Trả lời bởi Thanh An)
Câu 3 (trang 44, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Chú ý tác dụng của biện pháp điệp từ trong đoạn này.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải- Biện pháp điệp từ được sử dụng trong đoạn này:
+ “Từng cánh, từng cánh hoa đỏ tươi rắc đầy lối xuống đò”. à điệp từ “từng cánh”.
+ “Đò ngang bồng bềnh, bồng bềnh” à lặp từ “bồng bềnh”.
→ Tác dụng: nhấn mạnh đặc điểm rơi nhẹ, nhiều của những cánh hoa đỏ tươi và trạng thái của con thuyền. Từ đó, vẽ nên một không gian lãng mạn trong chuyến đò dì Mây tiễn chú San đi sang nước ngoài học.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Câu 4 (trang 44, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Hình dung tâm trạng và thái độ của các nhân vật.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải- Tâm trạng và thái độ của nhân vật chú San:
+ Chú San bồi hồi nhớ lại và kể cho dì San nghe về những ngày tháng thiếu vắng dì San. Tình yêu thương mà chú dành cho dì ngày nào một lần nữa bùng cháy. Chú cũng rất kiên quyết và mong muốn cả hai sẽ làm lại từ đầu.
- Tâm trạng và thái độ của nhân vật dì Mây:
Cũng như chú San, tình cảm trong dì Mây vẫn đong đầy, nguyên vẹn như thuở đầu. Dì cũng nhớ lại những ngày nơi Trường Sơn thiếu vắng chú. Nhưng, khi nghe chú San đề nghị sẽ cùng làm lại từ đầu, dì Mây dường như bất ngờ, rồi dần lặng đi, người rũ ra.
- Tâm trạng và thái độ của nhân vật cô Thanh:
+ Cô Thanh đứng bên kia hàng râm bụt cứ đi đi lại lại. Chốc chốc lại dứt lá râm bụt xoàn xoạt => tâm trạng lo lắng, bồn chồn.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Câu 5 (trang 45, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Nhận xét về thái độ và quyết định của nhân vật dì Mây.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải- Tình huống: Bởi trong lòng chú San, tình cảm với dì Mây vẫn đong đầy nên chú ngỏ ý muốn quay lại và cùng sống chung với dì Mây, trong khi chú vừa lấy vợ.
- Quyết định của dì Mây:
+ Dì mây kiên quyết từ chối, mặc sự cố gắng níu kéo của chú San.
Dẫn chứng: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi!” hay “Sự thể đã thế, cố mà sống với nhau cho vuông tròn”.
→ Thái độ của dì Mây rất cương quyết nhưng vẫn có đôi chút sự hụt hẫng, đau lòng bởi dì vẫn còn yêu chú San rất nhiều. Quyết định của dì Mây là đúng đắn. Từ đó, người đọc cảm nhận được dì là một người hiểu chuyện, cảm thông cho số phận của những người phụ nữ, biết quan tâm đến hạnh phúc của người khác.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Câu 6 (trang 45, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Chú ý thái độ của các nhân vật.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiThái độ của các nhân vật:
- Những người hàng xóm có thái độ cảm thông, xót xa cho số phận của dì Mây.
- Dì Mây khi tiếp khách thì khá ngượng ngùng. Khi khách đã về, dì ra bến sông Châu ngồi, tâm trạng lại thơ thẩn, lặng im, nhớ về chú San cùng với tâm trạng nuối tiếc.
- Nhân vật Mai vui vẻ khi dì về.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Câu 7 (trang 46, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Chi tiết về mái tóc dì Mây trước đây và bây giờ có ý nghĩa gì?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải- Mái tóc của dì Mây trước đây:
+ Tóc dài (phải đứng lên ghế để chải tóc), đen óng mượt.
+ Tóc bồng bềnh như mây.
- Mái tóc của dì Mây bây giờ: tóc rụng nhiều, xơ và thưa.
→ Mái tóc của dì Mây trước đây và bây giờ đã có sự khác nhau đến chua xót. Nguyên nhân do dì Mây đi bộ đội, đối mặt với những khó khăn, bom đạn, dịch bệnh nơi chiến trường. Từ đó, người đọc càng cảm nhận rõ hơn tác hại của chiến tranh gây ra cho con người và sự thiệt thòi cho người con gái.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Câu 8 (trang 47, SGK Ngữ văn 10, tập hai)
Đề bài: Chú ý tâm trạng của nhân vật dì Mây.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiTâm trạng của dì Mây cũng không khá hơn là bao. Đôi lúc, thấy dì Mai chợt cười nhưng khi nghe lũ trẻ nhắc đến chuyện lấy chồng, dì lại thoáng buồn.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)