Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Đọc: Xem người ta kìa! (Lạc Thanh)

Đọc: Xem người ta kìa! (Lạc Thanh) (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 62)

Hướng dẫn giải

Chia sẻ từ trải nghiêm của bản thân tôi là tôi đã từng cố gắng trở thành một người bạn mà em từng ngưỡng mộ. Có lẽ là bởi vì tuổi còn nhỏ, chính kiến dễ bị xao động và ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài nên đối với những ai giỏi hơn mình, tôi đều muốn trở thành một phiên bản giống họ. Và sau này, tôi nhận ra nó thật sai lầm. Tôi cũng cần có một đời sống riêng chứ không thể sống núp dưới bóng của người khác được.

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)

Đọc: Xem người ta kìa! (Lạc Thanh) (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 62)

Hướng dẫn giải

Trong cuộc sống, mỗi người đều có quyền thể hiện cái riêng của mình. Cuộc sống sẽ ra sao khi mỗi chúng ta đều đang biến thành phiên bản khác nhau của người khác? Chưa kể đến việc sống không thể hiện cái riêng của mình càng khiến ta dễ dàng đánh mất định hướng cho tương lai của bản thân mình. Cái riêng của mỗi người tạo nên một cộng đồng phát triển theo nhiều cách khác nhau và ở tất cả các khía cạnh. Việc thể hiện cái riêng cá nhân là một cách khẳng định mình đang sống chứ không đơn thuần là chỉ đang tồn tại.

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)

Đọc: Xem người ta kìa! (Lạc Thanh) (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 65)

Hướng dẫn giải

Khi thốt lên “Xem người ta kìa!”, người mẹ muốn con: “làm sao để bằng người, không thua em kém chị, không làm xấu mặt gia đình, dòng tộc, không để ai phải phàn nàn, kêu ca điều gì.” 

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc: Xem người ta kìa! (Lạc Thanh) (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 65)

Hướng dẫn giải

Khi soạn bài Xem người ta kìa – Kết nối tri thức em thấy:

a. Đoạn văn dùng lời kể để giới thiệu vấn đề: “Giờ đây mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn lên….. Có người mẹ nào trên đời không ước mong điều đó?”

b. Đoạn văn là lời diễn giải có lí của người viết về vấn đề: “Mẹ tôi không phải không có lí khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực …. Là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười”.

c. Đoạn văn dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề: “Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng … nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người”

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc: Xem người ta kìa! (Lạc Thanh) (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 65)

Hướng dẫn giải

Nội dung văn bản nhấn mạnh ý nghĩa của sự khác nhau giữa mọi người. Theo nhân vật “tôi”, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận, hấp dẫn và lạ lùng.

– Chim thú trên rừng hay cá tôm dưới biển cũng thế mà xã hội con người cũng thế

– Trong lớp nhân vật “tôi”, các bạn học sinh đều mỗi người một vẻ vô cùng sinh động. Ngoại hình cao, thấp, béo, gầy, đen, trắng khác nhau, giọng nói khác nhau; thói quen, sở thích cũng khác nhau

– Người ta nói “học trò nghịch như quỷ” nhưng “quỷ” cũng chính là một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào

Cuối cùng, nhân vật “tôi” đã kết luận ý nghĩa của sự khác nhau giữa mọi người là bằng một câu nhân vật đã đọc được rất hay “Chỗ giống nhau của mọi người trên thế gian nay là không ai giống ai cả”. Chính chỗn không giống ai đó lại là một phần rất đáng quý trong cuộc đời mỗi con người..

 

  (Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc: Xem người ta kìa! (Lạc Thanh) (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 65)

Hướng dẫn giải

Đọc lại đoạn văn có câu: “Mẹ tôi không phải là không có lý khi đòi hỏi tôi lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo”. Người mẹ có lý ở chỗ:

– Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang

– Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng

– Ai chẳng muốn thành đạt

Sự thành công của người này là ước mơ của người khác. Vì vậy, đã có những người cố gắng vượt lên chính mình nhờ noi gương những người tài giỏi, xuất chúng

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc: Xem người ta kìa! (Lạc Thanh) (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 65)

Hướng dẫn giải

Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người”. Tác giả đưa ra những ví dụ để làm sáng tỏ ý ở câu trên:

 – Chim thú trên rừng hay cá tôm dưới biển cũng thế mà xã hội con người cũng thế

 – Trong lớp nhân vật “tôi”, các bạn học sinh đều mỗi người một vẻ vô cùng sinh động. Ngoại hình cao, thấp, béo, gầy, đen, trắng khác nhau, giọng nói khác nhau; thói quen, sở thích cũng khác nhau: Tùng thích vẽ vời; Nhung ưa ca hát, nhảy múa; Hoài thì sôi nổi, nhí nhảnh; Thơ lúc nào cũng kín đáo, trầm tư; Trần Long nổi tiếng là một danh hài Minh Tuệ thì hơn người ở trí nhớ siêu việt.

 – Người ta nói “học trò nghịch như quỷ” nhưng “quỷ” cũng chính là một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào 

Cách sử dụng bằng chứng trong văn nghị luận: Để có sức thuyết phục trong bài nghị luận này, tác giả đã sử dụng lý lẽ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người” để diễn giải và khẳng định ý kiến của mình. Bằng chứng là những ví dụ được tác giả nêu ra (3 ví dụ nêu trên) được lấy từ đời sống thực tế để chứng minh cho lý lẽ đó.

 

  (Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc: Xem người ta kìa! (Lạc Thanh) (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 65)

Hướng dẫn giải

Em đồng ý với ý kiến Biết hòa đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt. Hòa đồng, gần gũi với mọi người thể hiện cách sống chan hòa, vui vẻ, có thiện chí, xây dựng mối quan hệ với bạn bè thể hiện sự tự tin trong giao tiếp và ứng xử của mỗi con người. Tuy nhiên cũng cần “sống thành thật với chính mình” nghĩa là “biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt”. Chính điều đó sẽ làm nên giá trị bản thân cho mỗi con người. Cũng chính nhờ việc giữ được những cái riêng sẽ càng làm cho con người hòa đồng, gần gũi với nhau nhiều hơn. 

Trong bài văn nghị luận, tác giả đã được ra lý lẽ cho ý kiến rất thuyết phục đó là: “Ai cũng cần hoà nhập, nhưng sự hoà nhập có nhiều lối chứ không phải một. Mỗi người phải được tôn trọng, với tất cả những cái khác biệt vốn có. Sự độc đáo của từng cá nhân làm cho tập thể trở nên phong phú. Nếu chỉ ao ước được giống người khác, thì làm sao ta có hi vọng đóng góp cho tập thể, cho cộng đồng một cái gì đó của chính mình. Đòi hỏi chung sức chung lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người”.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc: Xem người ta kìa! (Lạc Thanh) (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 65)

Hướng dẫn giải

Nếu được đặt lại tên cho văn bản, em sẽ đặt là : Hòa nhập nhưng không hòa tan.  

(Trả lời bởi ꧁༺Lê Thanh Huyền༻꧂)
Thảo luận (1)

Đọc: Xem người ta kìa! (Lạc Thanh) (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 65)

Hướng dẫn giải

Bức tranh Những bí ẩn của chân trời của Rơ-nê Ma-grit đã được sử dụng để minh họa cho văn bản Xem người ta kìa! Theo em, điều đó hợp lý. Trong bức tranh, mỗi người nhìn về một hướng khác nhau nhưng đều có suy nghĩ về ánh trăng. Cũng giống như trong cuộc sống, mỗi người có một ý kiến, quan điểm cá nhân riêng nhưng đều là đóng góp, chung sức cho tập thể, cho cộng đồng. Ý nghĩa của bức tranh trùng khớp với ý nghĩa nội dung bài văn nghị luận.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)