Chia sẻ các hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc mà em biết hoặc đã tham gia.
Chia sẻ các hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc mà em biết hoặc đã tham gia.
Lựa chọn một nội dung giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc và xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKẾ HOẠCH TỔ CHỨC CUỘC THI VẼ VÀ TRIỂN LÃM TRANH VỀ TÌNH ĐOÀN KẾT, HOÀ BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC
1. Mục tiêu: Khuyến khích, phát huy tinh thần sáng tạo, thể hiện ý tưởng, năng khiếu của học sinh và góp phần giáo dục ý nghĩa tình đoàn kết, hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
2. Đối tượng tham gia: Học sinh khối lớp 12.
3. Thời gian thực hiện: 1 tháng
4. Nội dung triển khai:
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Công việc
Thời gian thực hiện
Người phụ trách
Sản phẩm/ kết quả thực hiện
Xây dựng và truyền thông về kế hoạch tổ chức.
Tuần 1
Nhóm 1 và 2
Bảng kế hoạch cho các lớp
Thu nhận tranh vẽ từ các cá nhân tham gia.
Tuần 2
Nhóm 2 và 3
Số lượng tác phẩm dự thi
Triển lãm tranh dự thi
Tuần 3
Nhóm 3 và 4
Không gian triển lãm tranh.
Chấm điểm sản phẩm và xếp hạng giải thưởng
Tuần 4
Nhóm 4 và 1
Kết quả giải thưởng
Tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế họach và báo cáo kết quả.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Tổng số tác phẩm dự thi:
- Số lượng khách tham quan triển lãm:
- Đánh giá sự hưởng ứng tích cực từ cộng đồng và các học sinh.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Tham gia các hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết, hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc ở địa phương và chia sẻ cảm xúc của em.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCảm xúc của em khi tham gia vào những hoạt động này là sự hạnh phúc khi thấy mình thuộc một phần của một cộng đồng, cảm thấy hài lòng và tự hào khi thấy những hoạt động mình tham gia tạo ra bầu không khí tích cực và đoàn kết. Đồng thời, em cũng thấu hiểu và cảm thấy biết ơn những dân tộc khác khi họ chia sẻ với em về truyền thống, văn hóa của mình.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Chỉ ra những biểu hiện của sự hứng thú, ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hoá khác nhau.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Hiểu được giá trị, ý nghĩa của các nền văn hoá đối với xã hội và cá nhân,
- Tìm hiểu về lịch sử, truyền thống, ngôn ngữ, và tín ngưỡng của các dân tộc khác nhau;
- Có nhiều thông tin về các nền văn hoá;
- Thích thú, rung cảm trước vẻ đẹp, sự độc đáo của các nền văn hoá;
- Thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá;
- Giữ tinh thần mở cửa và sẵn lòng học hỏi từ những dân tộc khác;
- Tích cực tham gia những hoạt động khám phá các nền văn hoá như các buổi hội thảo, học nhảy, triển lãm, hoặc tham quan các địa điểm văn hóa.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Xác định những biểu hiện của thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Tự hào khi giới thiệu với người nước ngoài về lịch sử, truyền thống văn hoá của dân tộc mình;
- Không thể hiện cử chỉ, lời nói thiếu tôn trọng văn hoá của các dân tộc
- Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá của các dân tộc;
- Tìm hiểu những điều nên làm và không nên làm của đất nước sở tại trước khi đến.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Lựa chọn một số đặc trưng văn hoá của dân tộc mà em quan tâm và giới thiệu về những giá trị của nền văn hoá đó.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNội dung:
- Phong tục, tập quán;
- Trang phục,
- Lễ hội
- Đoạn phim ngắn
Hình thức:
- Bài thuyết trình;
- Tập san ảnh;
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Chia sẻ sự hứng thú, ham hiểu biết và thái độ tôn trọng của em đối với các nền văn hoá khác nhau.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Khi nghe thuyết trình về văn hoà của các dân tộc vùng Tây Nguyên, mình thấy có nhiều phong tục tốt đẹp cần được gìn giữ.
- Mình đã rất chăm chú và phát hiện nhiều điều thú vị khi được nghe giới thiệu về văn hoá Nhật Bản.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Chỉ ra những biểu hiện của sự chủ động, tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội và sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ cộng đồng.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Cởi mở, chào hỏi, bắt chuyện,... với mọi người trong cộng đồng;
- Thể hiện sự chân thành, biết lắng nghe khi trò chuyện với mọi người;
- Tích cực tham gia các hoạt động giúp đỡ cộng đồng phù hợp với khả năng của bản thân;
- Chủ động đề xuất những khó khăn của cộng đồng và kêu gọi mọi người chung tay hành động, giúp đỡ;
- Chủ động gặp gỡ các cá nhân, tổ chức để xin hỗ trợ cho hoạt động giúp đỡ cộng đồng.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thể hiện sự chủ động, tự tin khi thiết lập các mối quan hệ xã hội và sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ cộng đồng trong các tình huống.
- Tình huống 1: Sau đợt lũ lụt, địa phương của T phải chịu hậu quả rất nặng nề, nghiêm trọng nhất là nguy cơ dịch bệnh có khả năng bùng phát.
Nếu là T, em sẽ làm gì?
- Tình huống 2: K đang cùng nhóm bạn thực hiện dự án Thắp sáng ước mơ đến trường cho những học sinh ở vùng khó khăn. K muốn kết nối với các cá nhân, tổ chức để hỗ trợ cho dự án của mình.
Nếu là K, em sẽ làm gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTình huống 1:
- Tham gia vào các hoạt động cứu hộ và cứu trợ;
- Tham gia vào các chiến dịch phòng chống dịch bệnh như tiêm phòng, phát khẩu trang, tăng cường vệ sinh môi trường.
Tình huống 2:
- Nghiên cứu và xác định các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp có thể quan tâm và muốn hỗ trợ cho dự án;
- Chuẩn bị một kế hoạch cụ thể;
- Tổ chức các buổi gặp gỡ và trò chuyện với các cá nhân hoặc đại diện từ các tổ chức để trao đổi ý tưởng;
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)