Cho ABC là tam giác không cân. Biết ΔA′B′C′ ∽ ΔABC. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. ΔA′C′B′ ∽ ΔACB
B. ΔB′C′A′ ∽ ΔBAC
C. ΔB′A′C′ ∽ ΔBCA
D. ΔA′C′B′ ∽ ΔABC
Cho ABC là tam giác không cân. Biết ΔA′B′C′ ∽ ΔABC. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. ΔA′C′B′ ∽ ΔACB
B. ΔB′C′A′ ∽ ΔBAC
C. ΔB′A′C′ ∽ ΔBCA
D. ΔA′C′B′ ∽ ΔABC
Cho ΔA′B′C′ ∽ ΔABC với tỉ số đồng dạng bằng 2. Khẳng định nào sau đây là đúng:
A. \(\frac{{AB}}{{A'B'}} = 2\)
B. \(\frac{{AB}}{{A'C'}} = 2\)
C. \(\frac{{A'B'}}{{AB}} = 2\)
D. \(\frac{{A'B'}}{{AC}} = 2\)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Có ΔA′B′C′ ∽ ΔABC
=> \(\frac{{A'B'}}{{AB}} = \frac{{A'C'}}{{AC}} = \frac{{B'C'}}{{BC}} = 2\)
=> Đáp án đúng là đáp án C
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Trong các bộ ba số đo dưới đây, đâu là số đo ba cạnh của một tam giác vuông?
A. 3 m; 5 m; 6 m
B. 6 m; 8 m; 10 m
C. 1 cm; 0,5 cm; 1,25 cm
D. 9 m; 16 m; 25 m.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiXét đáp án B nhận thấy: \({6^2} + {8^2} = {10^2}\)
⇒ Đáp án đúng là đáp án B
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Cho tam giác ABC vuông tại A và tam giác DEF vuông tại D. Điều nào dưới đây không suy ra ΔABC ∽ ΔDEF
A. \(\widehat B = \widehat E\)
B. \(\widehat C = \widehat F\)
C. \(\widehat B + \widehat C = \widehat E + \widehat F\)
D. \(\widehat B - \widehat C = \widehat E - \widehat F\)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐáp án đúng là đáp án C.
Vì \(\widehat B + \widehat C = \widehat E + \widehat F\) chưa thể suy ra được \( \widehat B = \widehat E\) và \( \widehat C = \widehat F \)
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Cho hình 9.73, biết rằng MN // AB, MP // AC. Hãy liệt kê ba cặp hai tam giác (khác nhau) đồng dạng có trong hình.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- ΔCNM ~ ΔCAB (vì MN // AB) (1)
- ΔMPB ~ ΔCAB (vì MP // AC) (2)
- Từ (1) và (2) => ΔCNM ~ ΔMPB
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Cho hình 9.74, biết rằng \(\widehat {AB{\rm{D}}} = \widehat {AC{\rm{E}}}\). Chứng minh rằng ΔABD ∽ ΔACE và ΔBOE ∽ ΔCOD
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Xét tam giác ABD và tam giác ACE có \(\widehat {AB{\rm{D}}} = \widehat {AC{\rm{E}}}\), góc A chung
=> ΔABD ∽ ΔACE (g.g)
- Vì ΔABD ∽ ΔACE
=> \(\widehat {A{\rm{D}}B} = \widehat {A{\rm{E}}C}\)
=> \(\widehat {C{\rm{D}}O} = \widehat {BEO}\) (1)
- Có \(\widehat {AB{\rm{D}}} = \widehat {AC{\rm{E}}}\)
Mà \(\widehat {AB{\rm{D}}} + \widehat {EBO} = {180^o}\)
\(\widehat {AC{\rm{E}}} + \widehat {DCO} = {180^o}\)
=> \(\widehat {EBO} = \widehat {DCO}\) (2)
Từ (1) và (2) => ΔBOE ∽ ΔCOD (g.g)
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Hai đường trung tuyến BM, CN của tam giác ABC cắt nhau tại điểm G (H.9.75). Chứng minh rằng tam giác GMN đồng dạng với tam giác GBC và tìm tỉ số đồng dạng.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Xét tam giác ABC có, NA=NB, MA=MC
=> NM là đường trung bình của tam giác ABC
=> NM // BC, \(NM = \frac{1}{2}AB\)
- Xét tam giác GMN và tam giác GBC có NM // BC => ΔGMN ∽ ΔGBC
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Cho tam giác ABC vuông tại A có AB=5cm, AC=4cm. Gọi AH, HD lần lượt là các đường cao kẻ từ đỉnh A của tam giác ABC và đỉnh H của tam giác HAB
a) Chứng minh rằng ΔHDA ∽ ΔAHC
b) Tính độ dài các đoạn thẳng HA, HB, HC, HD
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Có AB ⊥ AC, HD ⊥ AB
=> HD // AC
=> \(\widehat {DHA} = \widehat {HAC}\)
- Xét tam giác vuông HDA (vuông tại D) và tam giác vuông AHC (vuông tại H) có: \(\widehat {DHA} = \widehat {HAC}\)
=> ΔHDA ∽ ΔAHC
b) Xét tam giác ABC có: \(A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\)
mà AB=5cm, AC=4cm
=> \(BC = \sqrt {41} \)
- Có AH.BC=AB.AC
=> \(AH = \frac{{20\sqrt {41} }}{{41}}\)
=> \(H{B^2} = A{B^2} - A{H^2}\) (áp dụng định lý Pythagore trong tam giác vuông BHA)
=> \(HB = \frac{{25\sqrt {41} }}{{41}}\)
=> \(HC = \frac{{16\sqrt {41} }}{{41}}\)
- Xét tam giác vuông BDH và tam giác vuông BAC có: HD // AC
=> ΔBDH ∽ ΔBAC
=> \(\frac{{BH}}{{BC}} = \frac{{DH}}{{AC}}\)
=> \(H{\rm{D}} = \frac{{100}}{{41}}\)
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Cho tam giác ABC có đường cao AH. Biết AH=12cm, CH=9cm, BH=16cm. Lấy M, N lần lượt là trung điểm của AH, BH
a) Chứng minh rằng ABC là tam giác vuông tại A
b) Chứng minh rằng MN ⊥ AC và CM ⊥ AN
c) Tính diện tích tam giác AMN
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Xét tam giác AHB vuông tại H, có:
\(A{H^2} + H{B^2} = A{B^2}\) (định lý Pythagore)
=> \(A{B^2} = {12^2} + {16^2}\)
=> AB=20cm
Tương tự, có: \(A{C^2} = A{H^2} + C{H^2}\) (áp dụng định lý Pythagore trong tam giác vuông AHC)
=> \(A{C^2} = {12^2} + {9^2}\)
=> AC=15cm
Có BC=9+16=25
Trong tam giác ABC, nhận thấy \(A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\)
=> Tam giác ABC vuông tại A
b) Xét tam giác AHB có:
M là trung điểm của AH
B là trung điểm của BH
=> MN là đường trung bình của tam giác AHB
=> MN // AB
mà AB ⊥ AC (vì tam giác ABC vuông tại A)
=> MN ⊥ AC
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Cho tam giác ABC vuông tại A và các điểm D, E, F như Hình 9.77 sao cho AD là phân giác của góc BAC, DE và DF lần lượt vuông góc với AC và BC . Chứng minh rằng:
a) \(\frac{{B{\rm{D}}}}{{BC}} = \frac{{AB}}{{AB + AC}}\), từ đó suy ra \(A{\rm{E}} = \frac{{AB.AC}}{{AB + AC}}\)
b) ΔDFC ∽ ΔABC
c) DF=DB
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Vì AD là tia phân giác của góc BAC \( \Rightarrow \frac{{DB}}{{DC}} = \frac{{AB}}{{AC}} \Rightarrow DB.AC = DC.AB(*)\)
Ta có: \(B{\rm{D}}.\left( {AB + AC} \right) = B{\rm{D}}.AB + B{\rm{D}}.AC = DB.AB + DC.AB + AB.\left( {DB + DC} \right) = AB.BC\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow B{\rm{D}}.\left( {AB + AC} \right) = AB.BC\\ \Rightarrow \frac{{B{\rm{D}}}}{{BC}} = \frac{{AB}}{{AB + AC}}(1)\end{array}\)
\(\Delta CE{\rm{D}} \backsim \Delta CAB\left( {{{\widehat C}^{}}chung{;^{}}\widehat A = \widehat E} \right)\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \frac{{CE}}{{CA}} = \frac{{C{\rm{D}}}}{{CB}}\\ \Rightarrow \frac{{AC - A{\rm{E}}}}{{AC}} = \frac{{BC - B{\rm{D}}}}{{BC}} \Rightarrow 1 - \frac{{A{\rm{E}}}}{{AC}} = 1 - \frac{{DB}}{{BC}}\\ \Rightarrow \frac{{A{\rm{E}}}}{{AC}} = \frac{{DB}}{{BC}}(2)\end{array}\)
Từ (1), (2) suy ra: \(\frac{{A{\rm{E}}}}{{AC}} = \frac{{AB}}{{AB + AC}} \Rightarrow A{\rm{E}} = \frac{{AB.AC}}{{AB + AC}}\)
b) \(\begin{array}{l}\Delta DFC \backsim \Delta ABC\\ \Rightarrow \frac{{DF}}{{AB}} = \frac{{DC}}{{AC}} \Rightarrow DF = \frac{{AB.DC}}{{AC}}(3)\end{array}\)
Từ (*) ta có: \(DB = \frac{{DC.AB}}{{AC}}(4)\)
Từ (3), (4) suy ra: DF = DB
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)