Bài 20: Cơ cấu dân số

Mở đầu (SGK - Trang 80)

Hướng dẫn giải

- Cơ cấu dân số sinh học (giới, tuổi) và cơ cấu xã hội (lao động, trình độ văn hóa).

- Mỗi loại cơ cấu dân số có những đặc điểm khác nhau và ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển kinh tế xã hội.

- Các quốc gia khác nhau có nền kinh tế, các điều kiện tự nhiên khác nhau -> Cơ cấu dân số khác nhau giữa các quốc gia.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 80)

Hướng dẫn giải

- Khái niệm: Cơ cấu dân số theo giới trên thế giới có hai cách tính. Một là phân chia tổng dân số thành tỉ lệ giới nam và nữ; hai là tương quan tỉ số giới tính nam so với 100 nữ.

- Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian khác nhau ở từng nước, từng khu vực, châu lục.

+ Các châu lục có nam nhiều hơn nữ năm 2020: châu Á, châu Đại Dương.

+ Các châu lục có nam ít hơn nữ năm 2020: châu Phi, châu Âu và châu Mĩ.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 81)

Hướng dẫn giải

* Khái niệm: Cơ cấu dân số theo tuổi là tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

* Cách phân chia

- Dựa vào khoảng cách tuổi

+ Độ tuổi có khoảng cách đều nhau: Có thể là 1 năm, 5 năm hoặc 10 năm.

+ Độ tuổi có khoảng cách không đều nhau và thường chia thành 3 nhóm tuổi gồm 0 - 14 tuổi, 15 - 64 tuổi và từ 65 tuổi trở lên.

- Căn cứ vào tỉ lệ dân số của ba nhóm tuổi trên: Cơ cấu dân số già hay cơ cấu dân số trẻ.

- Cơ cấu sinh học của dân số, người ta thường sử dụng tháp dân số. Có ba kiểu tháp dân số cơ bản: kiểu mở rộng, kiểu thu hẹp và kiểu ổn định.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 82)

Hướng dẫn giải

Cơ cấu dân số theo lao động:

- Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

- Nguồn lao động:

+ Nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động.

+ 2 nhóm: Dân số hoặt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế.

- Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế (3 khu vực):

+ Khu vực I (Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản);

+ Khu vực II (Công nghiệp và xây dựng);

+ Khu vực III (Dịch vụ).

=> Thay đổi theo thời gian ở từng quốc gia, khu vực trên thế giới.

+ Các nước đang phát triển: lao động trong khu vực I chiếm tỉ lệ cao, xu hướng giảm.

+ Các nước phát triển: tỉ lệ lao động ở khu vực III cao, xu hướng tăng.

- Ví dụ:

+ Bu-run-đi và Ấn Độ là 2 quốc gia đang phát triển nên tỉ lệ lao động trong khu vực I cao, lần lượt là 86,2% và 42,6% (2019), xu hướng giảm (Năm 2019, tỉ lệ lao động trong khu vực I của Bu-run-đi giảm 5,8% so với năm 1999 và Ấn Độ giảm 17,5%).

+ Anh là quốc gia phát triển nên tỉ lệ lao động trong khu vực III cao (80,8% - năm 2019), xu hướng tăng (năm 2019 tăng 8,2% so với năm 1999).

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 83)

Hướng dẫn giải

loading...

Biểu đồ cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của Bu-run-đi, Ấn Độ và Anh, năm 2019.

(Trả lời bởi Toru)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK - Trang 83)

Hướng dẫn giải

Dưới đây là cơ cấu dân số theo lao động ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020

CƠ CẤU DÂN SỐ HOẠT ĐỘNG THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 (Đơn vị: %)

Năm

2010

2015

2018

2020

Nông - lâm - ngư nghiệp

48,6

43,6

37,6

33,1

Công nghiệp - xây dựng

21,7

23,1

27,2

30,8

Dịch vụ

29,7

33,3

35,2

36,1

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)

Qua bảng số liệu, ta thấy:

- Tỉ trọng dân số hoạt động kinh tế trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp ngày càng giảm.

- Tỉ trọng dân số hoạt động kinh tế trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng, đặc biệt trong ngành dịch vụ tăng nhanh.

-> Sự thay đổi này phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (lao động khu vực I giảm, khu vực II và III tăng lên).

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)