Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Có 2 cách tính: một là phân chia tổng dân số thành tỉ lệ giới nam và nữ; hai là tương quan tỉ số giới tính nam so với 100 nữ.
- Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian khác nhau ở từng nước, từng khu vực, châu lục.
- Là tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định. Dựa vào khoảng cách tuổi chia thành hai loại:
+ Độ tuổi có khoảng cách đều nhau: có thể là 1 năm, 5 năm hoặc 10 năm (khoảng cách 5 năm được sử dụng nhiều hơn).
+ Độ tuổi có khoảng cách không đều nhau và thường chia thành 3 nhóm tuổi gồm 0 - 14 tuổi, 15 - 64 tuổi và từ 65 tuổi trở lên.
- Căn cứ vào tỉ lệ dân số của ba nhóm tuổi để xác định các cơ cấu dân số các nước già hay trẻ.
+ Cơ cấu dân số trẻ: tỉ lệ người trong độ tuổi từ 0 -14 tuổi > 35% và tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm < 7% số dân cả nước (thường là các nước đang phát triển).
+ Cơ cấu dân số già: tỉ lệ người trong độ tuổi từ 0 -14 tuổi 30 - 35% và tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên > 7% số dân cả nước (thường là các nước phát triển).
- Tháp dân số: biểu hiện cơ cấu sinh học của dân số, có ba kiểu tháp cơ bản: mở rộng, thu hẹp, ổn định. Phản ánh cơ cấu tuổi, giới tính trong hiện tại và sự phát triển dân số trong tương lai của mỗi lãnh thổ.
+ Kiểu mở rộng: dáng nhọn, đáy rộng, càng về đỉnh tháp càng hẹp; thể hiện tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử thấp, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh, phần lớn dân thuộc nhóm tuổi trẻ (thường là các nước chậm phát triển).
+ Kiểu ổn định: dáng nhọn, chiều cao lớn hơn; thể hiện tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử thấp, tuổi thọ trung bình đang tăng dần (thường là các nước đang phát triển).
+ Kiểu thu hẹp: không còn dáng nhọn, đáy tháp hẹp lại; sự chênh lệch độ rộng giữa đáy và đỉnh tháp không đáng kể; thể hiện tỉ suất sinh và tử đều thấp, tuổi thọ trung bình cao (thường là các nước phát triển).
Cơ cấu dân số về mặt xã hội phản ánh những khía cạnh xã hội của dân cư ở một lãnh thổ và bao gồm một số loại như cơ cấu dân số theo lao động, cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá,...
- Cơ cấu dân số theo lao động cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
a. Nguồn lao động
- Là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. Chia thành hai nhóm: dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế.
- Nguồn lao động chiếm khoảng 41,6% tổng số dân thế giới, số dân hoạt động kinh tế ở các nước dao động từ 25% đến 50% tổng số dân.
b. Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế
- Là sự phân chia hoạt động kinh tế của dân số theo ba khu vực: khu vực I (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản); khu vực II (công nghiệp và xây dựng); khu vực III (dịch vụ). Phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.
Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế thay đổi theo thời gian ở từng quốc gia, từng khu vực trên thế giới. Ở các nước đang phát triển, lao động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm tỉ lệ cao và đang có xu hướng giảm, tỉ lệ lao động ở khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ đang có xu hướng tăng; ở các nước phát triển, tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ chiếm tỉ lệ cao và có xu hướng tăng.
- Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, là tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia. Xác định dựa vào:
- Tỉ lệ người biết chữ (của nhóm dân số từ 15 tuổi trở lên).
- Số năm đi học trung bình (của nhóm dân số từ 25 tuổi trở lên).
- Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá có sự khác nhau giữa các nước, các khu vực trên thế giới, giữa thành thị và nông thôn.