Dựa vào các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của ba địa điểm dưới đây, em hãy cho biết:
- Mỗi địa điểm nằm trong kiểu khí hậu nào?
- Nêu đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của mỗi địa điểm đó.
Dựa vào các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của ba địa điểm dưới đây, em hãy cho biết:
- Mỗi địa điểm nằm trong kiểu khí hậu nào?
- Nêu đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của mỗi địa điểm đó.
Dựa vào bảng 2.1, hãy vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, xác định địa điểm này thuộc kiểu khí hậu nào?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giải
Quan sát hình 2.1, em hãy:
- Đọc tên các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo dọc theo kinh tuyến 80oĐ.
- Giải thích tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới như vậy?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảitên các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến Xích đạo dọc theo kinh tuyến 80oĐ:
Cực và cận cực Ôn đới Cận nhiệt Nhiệt đới- Khí hậu châu Á lại chia thành nhiều kiểu, nhiều đới như vậy là bởi vì:
Thứ nhất, do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo→ Châu Á có nhiều đới khí hậu. Thứ hai, do lãnh thổ rộng lớn, có các dãy núi và sơn nguyên cao, ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong nội địa → Châu Á có nhiều kiểu khí hậu. (Trả lời bởi Bình Trần Thị)
Quan sát hình 2.1, em hãy chỉ một trong các đới có nhiều kiểu khí hậu và đọc tên các kiểu khí hậu thuộc đới đó.
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiĐới có nhiều kiểu khí hậu nhất ở châu Á là đới khí hậu cận nhiệt, gồm có các kiểu khí hậu:
- Kiểu cận nhiệt địa trung hải.
- Kiểu cận nhiệt lục địa.
– Kiểu núi cao.
– Kiểu cận nhiệt gió mùa.
(Trả lời bởi Ngọc Lan)
Quan sát hình 2.1, em hãy:
- Chỉ những khu vực thuộc các kiểu khí hậu lục địa.
- Cho biết các kiểu khí hậu lục địa có những đặc điểm chung gì đáng chú ý?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giải- Các khu vực thuộc các kiểu khí hậu lục địa: các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á.
- Các kiểu khí hậu lục địa có những đặc điểm chung đáng chú ý:
+ Mùa đông khô và lạnh, mà hạ khô và nóng.
+ Lương mưa trung bình thay đổi từ 200 – 500 mm. Độ bốc hơi rất lớn nên độ ẩm không khí luôn luôn thấp.
(Trả lời bởi Ngọc Lan)