Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

Mở đầu (SGK - Trang 51)

Hướng dẫn giải

- Các quy luật địa lí: quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.

- Các quy luật trên có mối quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau tạo nên sự đa dạng của cảnh quan tự nhiên trên Trái Đất.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 51)

Hướng dẫn giải

- Các bộ phận của vỏ Địa lí: bao gồm các lớp vỏ thành phần (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.

- Giới hạn của vỏ địa lí: Vỏ địa lí bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, sinh quyển và bộ phận phía trên của thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ô-dôn. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km.

Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí:

Tiêu chí

Lớp vỏ Trái Đất

Lớp vỏ địa lí

Chiều dày

Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa).

Khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa).

Thành phần vật chất

Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan).

Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 52)

Hướng dẫn giải

Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí:

- Khái niệm: Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.

- Biểu hiện:

+ Trong vỏ địa lí, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần tác động và phụ thuộc lẫn nhau.

+ Nếu 1 thành phần thay đổi => sự thay đổi các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

- Ý nghĩa thực tiễn:

+ Có thể dự báo trước về sự thay đổi các thành phần tự nhiên khi sử dụng chúng.

+ Cần nghiên cứu tỉ mỉ, chính xác tất cả các đặc điểm địa lí của mọi lãnh thổ trước khi sử dụng, khai thác.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK - Trang 52)

Hướng dẫn giải

- Ví dụ 1: Khí hậu (lượng mưa tăng) thì sông ngòi (lưu lượng nước, dòng chảy tăng) dẫn tới địa hình (mức độ xói mòn tăng) và thổ nhưỡng (lượng phù sa tăng).

- Ví dụ 2: Thực vật rừng bị phá hủy sẽ làm cho địa hình (xói mòn), khí hậu bị biến đổi và thổ nhưỡng (đất biến đổi).

- Ví dụ 3: Khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến sông ngòi (thay đổi chế độ dòng chảy) làm cho địa hình (xói mòn mạnh, phá hủy đá) và quá trình hình thành đất diễn ra nhanh hơn (thổ nhưỡng), thực vật phát triển mạnh (sinh quyển).

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK - Trang 52)

Hướng dẫn giải

- Đối với sinh quyển: thực vật và động vật có nguy cơ tuyệt chủng.

- Đối với khí quyển: nhiệt độ không khí không ngừng tăng lên, khí hậu sẽ nóng và khô hơn.

- Thủy quyển: mực nước biển dâng lên và làm biến đổi lượng giáng thủy (lượng mưa lớn hơn ở nhiều nơi trên thế giới, cường độ các cơn bão mạnh hơn,…).

- Thổ nhưỡng quyển: đất bị khô cằn, một số vùng đất bị nhấn chìm.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)