Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bài 16. Thực hành: Cảm ứng ở thực vật

Đặt câu hỏi nghiên cứu (SGK Chân trời sáng tạo trang 98)

Hướng dẫn giải

STT

Nội dung vấn đề

Câu hỏi nghiên cứu

1

Hoa hướng dương luôn hướng về phía ánh sáng mặt trời.

Có phải ánh sáng mặt trời đã gây nên tính hướng sáng dương ở hoa?

2

Thân cây luôn có xu hướng mọc cong lên phía trên.

Có phải thân cây có tính hướng trọng lực âm?

3

Rễ cây luôn hướng về phía có nguồn nước.

Có phải rễ cây có tính hướng nước dương?

4

Một số loài thực vật có hiện tượng khép lá khi bị va chạm.

Có phải lá cây bị khép lại khi va chạm là hiện tượng ứng động ở thực vật?

5

Bầu, bí sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn khi làm giàn.

Có phải các cây thân leo có tính hướng tiếp xúc?

 
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết (SGK Chân trời sáng tạo trang 99)

Hướng dẫn giải

STT

Nội dung giả thuyết

 

Phương án kiểm chứng giả thuyết

1

Ánh sáng mặt trời làm cho thân cây sinh trưởng về phía có ánh sáng.

Đặt chậu cây vào thùng carton có khoét lỗ để ánh sáng xuyên qua.

2

Thân cây có hướng trọng lực âm.

Đặt hạt đậu đã nảy mầm vào ống nhựa có bông gòn ẩm và treo ống nắm ngang. Quan sát sau 3 – 4 ngày.

3

Rễ cây có tính hướng nước.

Dùng 2 chậu cây con, chậu 1 tưới đều nước xung quanh gốc cây, chậu 2 không tưới nước mà đặt một cốc nhựa chứa nước đã được đục lỗ vào một bên chậu. Quan sát kết quả sau 5 – 7 ngày.

4

Hiện tượng khép lá khi va chạm là tính ứng động của thực vật.

Chuẩn bị một chậu cây trinh nữ, dùng ngón tay chạm nhẹ vào lá cây. Quan sát phản ứng của lá ngay sau khi chạm vào và sau 5 phút.

5

Cây bầu, bí có tính hướng tiếp xúc.

Quan sát tính hướng tiếp xúc của các cây thân leo thông qua mẫu vật thật hoặc phim ảnh.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Thảo luận (SGK Chân trời sáng tạo trang 101)

Hướng dẫn giải

STT

Nội dung giả thuyết

 

Đánh giá giả thuyết

Kết luận

1

Ánh sáng mặt trời làm cho thân cây sinh trưởng về phía có ánh sáng.

Thân cây hướng về vị trí được khoét lỗ ở thùng carton → Giả thuyết đúng.

Thân cây có tính hướng sáng dương.

2

Thân cây có hướng trọng lực âm.

Thân cây mọc hướng lên trên, ngược chiều trọng lực → Giả thuyết đúng.

Thân cây có hướng trọng lực âm.

3

Rễ cây có tính hướng nước.

Rễ cây mọc hướng về phía có nguồn nước → Giả thuyết đúng.

Rễ cây có tính hướng nước dương.

4

Hiện tượng khép lá khi va chạm là tính ứng động của thực vật.

Lá cây trinh nữ khép lại khi chạm tay vào → Giả thuyết đúng.

Thực vật có tính ứng động.

5

Cây bầu, bí có tính hướng tiếp xúc.

Cây bầu, bí có tua cuốn vào giàn → Giả thuyết đúng.

Một số loài cây thân leo có tính hướng tiếp xúc.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Báo cáo kết quả thực hành (SGK Chân trời sáng tạo trang 101)

Hướng dẫn giải

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH

Thứ … ngày … tháng … năm …

Nhóm:…              Lớp:…                  Họ và tên thành viên:…

1. Mục đích thực hiện thí nghiệm.

- Kiểm tra tính hướng động và ứng động của thực vật.

2. Kết quả và giải thích

a. Trong thí nghiệm về tính hướng sáng, sự sinh trưởng của thân cây ở hai chậu thí nghiệm có gì khác nhau? Giải thích.

- Thân cây ở chậu trong thùng A uốn cong về một bên được khoét lỗ ở mặt bên của thùng, còn chậu cây ở thùng B có thân hướng thẳng về vị trí được khoét lỗ ở mặt trên của thùng. Do thân cây có tính hướng sáng dương, do đó thân hướng về phía có ánh sáng.

b. Trong thí nghiệm về tính hướng trọng lực, chiều sinh trưởng của thân và rễ cây như thế nào? Giải thích.

- Thân cây có chiều sinh trưởng hướng lên trên và rễ cây hướng xuống dưới. Do thân cây có tính hướng trọng lực âm và rễ cây có tính hướng trọng lực dương.

c. Em có nhận xét gì về sự sinh trưởng của rễ cây ở hai chậu trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước?

- Rễ cây ở chậu 1 lan rộng và đều, do được tưới nước xung quanh gốc cây. Còn rễ cây ở chậu 2 lan về một bên phía chứa cốc đựng nước.

d. Để chứng minh tính ứng động ở thực vật, có thể thay cây trinh nữ bằng cây nào khác? Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh tính ứng động đối với loài cây đó.

- Để chứng minh tính ứng động ở thực vật, có thể thay cây trinh nữ bằng cây gọng vó, cây bắt ruồi,…

- Thiết kế thí nghiệm:

+ Bước 1: Chuẩn bị một chậu cây bắt ruồi (hoặc cây gọng vó), mảnh vụn thức ăn hoặc côn trùng.

+ Bước 2: Dùng panh gắp mảnh vụn thức ăn vào lá cây bắt ruồi.

+ Bước 3: Quan sát phản ứng của lá cây ngay sau khi gắp thức ăn vào lá.

e. Khi trồng các loài cây thân leo, nếu không làm cọc, giàn,… thì thân cây sẽ sinh trưởng như thế nào? Giải thích.

- Khi trồng các loài cây thân leo, nếu không làm cọc, giàn,… thì thân cây sẽ rũ xuống hoặc bò dưới mặt đất, thân cây vẫn sẽ sinh trưởng, tuy nhiên sự sinh trưởng kém hơn. Do các loài cây thân leo có tính hướng tiếp xúc, giúp chúng vươn lên để thu nhận ánh sáng cho quá trình quang hợp, vì vậy nếu không được làm cọc, giàn thì chúng sẽ sinh trưởng và phát triển kém, cho năng suất thấp.

3. Kết luận

- Thân cây có tính hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.

- Rễ cây có tính hưỡng sáng âm, hướng trọng lực dương và hướng nước dương.

- Thực vật có hiện tượng ứng động.

- Một số loài cây thân leo có tính hướng tiếp xúc.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)