Một hộp có 1 quả bóng xanh và 4 quả bóng đỏ có kích thước và khối lượng như nhau. Châu lấy ra ngẫu nhiên 1 quả bóng từ hộp. Theo em, khả năng Châu lấy được bóng đỏ bằng mấy lần khả năng Châu lấy được bóng xanh?
Một hộp có 1 quả bóng xanh và 4 quả bóng đỏ có kích thước và khối lượng như nhau. Châu lấy ra ngẫu nhiên 1 quả bóng từ hộp. Theo em, khả năng Châu lấy được bóng đỏ bằng mấy lần khả năng Châu lấy được bóng xanh?
Một hộp chứa 10 tấm thẻ cùng loại được đánh số lần lượt từ 3 đến 12. Chọn ngẫu nhiên 1 tấm thẻ từ hộp. Hãy liệt kê các kết quả làm cho các biến cố sau xảy ra.
\(A\):” Số ghi trên thẻ lấy ra chia hết cho 3”.
\(B\):” Số ghi trên thẻ lấy ra chia hết cho 6”.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKhi lấy 1 tấm thẻ ra khỏi hộp thì số chỉ trên tấm thẻ có thể là: thẻ 3; thẻ 4; thẻ 5; thẻ 6; thẻ 7; thẻ 8; thẻ 9; thẻ 10; thẻ 11; thẻ 12.
Các kết quả cho biến cố \(A\): “ Số ghi trên thẻ lấy ra chia hết cho 3” là thẻ 3; thẻ 3; thẻ 9; thẻ 12.
Các kết quả cho biến cố \(B\): “ Số ghi trên thẻ lấy ra chia hết cho 6” là thẻ 6; thẻ 12.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Trên bàn có một tấm bìa hình tròn được chia thành 8 phần hình quạt bằng nhau và được đánh số từ 1 đến 8 như Hình 1. Xoay tấm bìa quanh tâm hình tròn và xem khi tấm bìa dừng lại, mũi tên chỉ vào ô ghi số nào. Xét các biến cố sau:
\(A\): “Mũi tên chỉ vào ô ghi số chẵn”;
\(B\): “Mũi tên chỉ vào ô ghi số chia hết cho 4”;
\(C\): “Mũi tên chỉ vào ô ghi số nhỏ hơn 3”.
Hãy nêu các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố trên.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKhi quay tấm bìa, các kết quả có thể xảy ra là:
Mũi tên chỉ vào ô số 1; Mũi tên chỉ vào ô số 2; Mũi tên chỉ vào ô số 3; Mũi tên chỉ vào ô số 4; Mũi tên chỉ vào ô số 5; Mũi tên chỉ vào ô số 6; Mũi tên chỉ vào ô số 7; Mũi tên chỉ vào ô số 8.
- Các kết quả thuận lợi cho biến cố \(A\) mũi tên chỉ vào ô số chẵn là ô số 2; ô số 4; ô số 6; ô số 8.
- Các kết quả thuận lợi cho biến cố \(B\)mũi tên chỉ vào ô số chia hết cho 4 là ô số 4; ô số 8.
- Các kết quả thuận lợi cho biến cố \(C\) mũi tên chỉ vào ô số nhỏ hơn 3 là ô số 1; ô số 2.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Gieo một con xúc xắc cân đối đồng và đồng chất. Gọi \(A\) là biến cố gieo được mặt có số chấm chia hết cho 3. Tính xác suất của biến cố \(A\).
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiSố kết quả có thể xảy ra là 6 vì con xúc xắc có 6 mặt.
Số kết quả thuận lời của \(A\) là 2 (ứng với mặt 3 chấm và mặt 6 châm).
Xác suất của biến cố \(A\) là:
\(P\left( A \right) = \frac{2}{6} = \frac{1}{3}\).
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Hãy trả lời câu hỏi ở trang (88)
Một hộp có 1 quả bóng xanh và 4 quả bóng đỏ có kích thước và khối lượng như nhau. Châu lấy ra ngẫu nhiên 1 quả bóng từ hộp. Theo em, khả năng Châu lấy được bóng đỏ bằng mấy lần khả năng Châu lấy được bóng xanh.?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCó tất cả 5 quả bóng nên số kết quả có thể xảy ra là 5.
Gọi \(A\) là biến cố lấy được bóng màu đỏ và \(B\) là biến cố lấy được bóng màu xanh.
Biến cố \(A\) xảy ra khi lấy được bóng màu đỏ và ở đây có 4 quả bóng màu đỏ nên số kết quả thuận lợi là 4. Xác suất của biến cố \(A\) là:
\(P\left( A \right) = \frac{4}{5}\)
Biến cố \(B\) xảy ra khi lấy được bóng màu xanh và ở đây có 1 quả bóng màu xanh nên số kết quả thuận lợi là 1. Xác suất của biến cố \(B\) là:
\(P\left( B \right) = \frac{1}{5}\)
Khả năng Châu lấy được bóng đỏ gấp số lần khả năng Châu lấy được bóng xanh là:
\(\frac{4}{5}:\frac{1}{5} = \frac{4}{1} = 4\)
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Một khu phố có 200 người lao động, mỗi người làm việc ở trong năm lĩnh vực là Kinh doanh, Sản xuất, Giáo dục, Y tế và Dịch vụ. Biểu đồ trong Hình 2 thông kê tỉ lệ người lao động thuộc mỗi lĩnh vực nghề nghiệp.
Gặp ngẫu nhiên một người lao động của khu phố.
a) Tính xác suất người đó có công việc thuộc lĩnh vực Giáo dục.
b) Tính xác suất người đó có công việc không thuộc lĩnh vực Y tế hay Dịch vụ.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiVì gặp ngẫu nhiên một người trong 200 người nên 200 kết quả có khả năng xảy ra như nhau.
Số người làm Kinh doanh trong 200 người ở khu phố là:
\(200.24\% = 48\) (người)
Số người làm Y tế trong 200 người ở khu phố là:
\(200.12\% = 24\) (người)
Số người làm Giáo dục trong 200 người ở khu phố là:
\(200.10\% = 20\) (người)
Số người làm Sản xuất trong 200 người ở khu phố là:
\(200.30\% = 60\) (người)
Số người làm Dịch vụ trong 200 người ở khu phố là:
\(200.24\% = 48\) (người)
a) Gọi \(A\) là biến cố người gặp ngẫu nhiên là người làm trong lĩnh vực giáo dục.
Biến cố \(A\) xảy ra khi người gặp ngẫu nhiên là người làm trong lĩnh vực giáo dục do đó, số kết quả thuận lợi của biến cố \(A\) là 20. Xác suất của biến cố \(A\) là:
\(P\left( A \right) = \frac{{20}}{{200}} = \frac{1}{{10}}\)
b) Gọi \(B\) là biến cố người gặp ngẫu nhiên không thuộc lĩnh vực Y tế hay Dịch vụ do đó, người gặp ngẫu nhiên có thể thuộc lĩnh vực Kinh doanh, Giáo dục hoặc Sản xuất.
Biến cố \(B\) xảy ra khi người gặp ngẫu nhiên là người làm trong lĩnh vực Kinh doanh, Giáo dục hoặc Sản xuất do đó, số kết quả thuận lợi của biến cố \(B\) là: 48 + 20 + 60 = 128.
Xác suất của biến cố \(B\) là:
\(P\left( B \right) = \frac{{128}}{{200}} = \frac{{16}}{{25}}\).
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Trong hộp có 5 quả bóng có kích thước và khối lượng giống nhau và được đánh số lần lượt là 5; 8; 10; 13; 16. Lấy ngẫu nhiên 1 quả bóng từ hộp. Tính xác suất của các biến cố:
\(A\): “Số ghi trên quả bóng là số lẻ”.
\(B\): “Số ghi trên quả bóng chia hết cho 3”.
\(C\): “Số ghi trên quả bóng lớn hơn 4”
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiVì 5 quả bóng có kích thước và khối lượng giống nhau nên 5 kết quả của phép thử có khả năng xảy ra bằng nhau.
- Biến cố \(A\) xảy ra khi ta lấy được quả bóng có số 5 hoặc 13 nên có 2 kết quả thuận lợi cho \(A\). Xác suất của biến có \(A\) là:
\(P\left( A \right) = \frac{2}{5}\).
- Vì không có quả bóng nào đánh số chia hết cho 3 nên số kết quả thuận lợi của biến cố \(B\) là 0. Xác suất của biến cố \(B\) là
\(P\left( B \right) = \frac{0}{5} = 0\).
- Vì cả 5 quả bóng đều đánh số lớn hơn 4 nên số kết quả thuận lợi của biến cố \(C\) là 5. Xác suất của biến cố \(C\) là
\(P\left( C \right) = \frac{5}{5} = 1\).
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Một hộp chứ 3 viên bi xanh, 4 viên bi đỏ và 5 viên bi vàng có kích thước và khối lượng giống nhau. Lấy ra ngẫu nhiên 1 viên bi từ hộp. Tính xác suất của các biến cố:
\(A\): “Viên bi lấy ra có màu xanh”.
\(B\): “Viên bi lấy ra không có màu vàng”.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiVì 3 viên bi xanh, 4 viên bi đỏ và 5 viên b vàng có kích thước và khối lượng như nhau nên 12 kết quả của phép thử có khả năng xảy ra bằng nhau.
- Biến cố \(A\) xảy ra khi ta lấy được viên bi màu xanh nên có 3 kết quả thuận lợi cho \(A\). Xác suất của biến có \(A\) là:
\(P\left( A \right) = \frac{3}{{12}} = \frac{1}{4}\).
- Biến cố \(B\) xảy ra khi ta lấy được viên bi không có màu vàng nên viên bi lấy được có thể có màu xanh hoặc màu đỏ. Do đó, có 7 kết quả thuận lợi cho \(B\). Xác suất của biến có \(B\) là:
\(P\left( B \right) = \frac{7}{{12}}\).
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Trong hộp có 10 tấm thẻ cùng loại, trên mỗi tấm thẻ có ghi một số tự nhiên. Lấy ra ngẫu nhiên 1 thẻ từ hộp. Biết rằng xác suất lấy được thẻ ghi số chẵn gấp 4 lần xác suất lấy được thẻ ghi số lẻ. Hỏi trong hộp có bao nhiêu thẻ ghi số lẻ?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiGọi số thẻ ghi số lẻ trong hộp là \(n\). Khi đó, xác suất tấm thẻ lấy ra ghi số lẻ là \(\frac{n}{{10}}\).
Số thẻ ghi số chẵn trong hộp là \(10 - n\). Khi đó, xác suất tấm thẻ lấy ra ghi số chẵn là \(\frac{{10 - n}}{{10}}\).
Vì xác suất lấy được thẻ chẵn gấp 4 lần xác suất lấy được thẻ lẻ nên \(\frac{{10 - n}}{{10}} = 4.\frac{n}{{10}} \Leftrightarrow 10 - n = 4n \Leftrightarrow 5n = 10 \Leftrightarrow n = 2\)
Vậy số thẻ ghi số lẻ trong hộp là 2 thẻ.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Số lượng học sinh tham gia Câu lạc bộ Cờ vua của một trường được biểu diễn ở biểu đồ sau:
Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh trong Câu lạc bộ Cờ vua của trường đó. Tính xác suất các biến cố:
\(A\): “Học sinh được chọn là nữ”.
\(B\): “Học sinh được chọn học lớp 8”.
\(C\): “Học sinh được chọn là nam và không học lớp 7”.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTổng số học sinh tham gia câu lạc bộ là:
\(8 + 9 + 6 + 8 + 4 + 5 + 4 + 6 = 50\) (học sinh)
- Biến cố \(A\) xảy ra khi bạn học sinh chọn được là nữ.
Số học sinh nữ tham gia câu lạc bộ là:
\(9 + 8 + 5 + 6 = 28\) (học sinh)
Xác suất của biến có \(A\) là:
\(P\left( A \right) = \frac{{28}}{{50}} = \frac{{14}}{{25}}\)
- Biến cố \(B\) xảy ra khi bạn học sinh chọn được là học sinh lớp 8.
Số học sinh lớp 8 trong câu lạc bộ là:
\(4 + 5 = 9\)(học sinh)
Xác suất của biến có \(B\) là:
\(P\left( B \right) = \frac{9}{{50}}\)
- Biến cố \(C\) xảy ra khi bạn học sinh chọn được là nam và không học lớp 7.
Số học sinh câu lạc bộ là nam và không học lớp 7 là:
\(8 + 6 + 4 = 18\)
Xác suất của biến có \(C\) là:
\(P\left( C \right) = \frac{{18}}{{50}} = \frac{9}{{25}}\)
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)