Bài 1: Lực tương tác giữa các điện tích

Khởi động (SGK Cánh diều - Trang 62)

Hướng dẫn giải

Lực tác dụng giữa các vật mang điện tuân theo định luật Coulomb.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (2)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh diều - Trang 62)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút hay đẩy các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác. - Một vật có thể nhiễm điện do cọ xát, tiếp xúc với vật nhiễm điện khác hoặc do hưởng ứng.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh diều - Trang 63)

Hướng dẫn giải

Do cánh quạt cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện và có khả năng hút các vật nhỏ nhẹ như bụi

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh diều - Trang 64)

Hướng dẫn giải

Lực mà hai điện tích tác dụng lên nhau tuân theo quy luật Coulomb.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh diều - Trang 65)

Hướng dẫn giải
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh diều - Trang 66)

Hướng dẫn giải

tham khảo

Lực tương tác giữa hai electron được tính bằng công thức Coulomb:
\(F=\dfrac{1}{4\pi\varepsilon_0}\dfrac{q_1q_2}{r^2}\) 

Thay các giá trị vào công thức, ta có:
\(F=\dfrac{1}{4\pi\varepsilon_0}\dfrac{\left(-1,6\times10^{-19}C\right)^2}{\left(1,0\times10^{-10}m\right)^2}=2,3\times10^{-8}N\)

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Cánh diều - Trang 66)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

a) Khi đưa B ra xa rồi mới thôi nối đất vật dẫn A:

Trong trường hợp này, điện tích dương từ B sẽ không được truyền đến vật dẫn A qua đường dẫn tiếp xúc vì không có đường dẫn nào. Do đó, vật dẫn A sẽ không bị tích điện dương hay âm.

b) Khi thôi nối đất vật dẫn A rồi mới đưa B ra xa:

Electron từ mặt đất truyền lên bị nhốt trong vật dẫn A, không còn truyền đi đâu được. Vì vậy vật dẫn A lúc này có tổng số electron lớn hơn tổng số proton nên tích điện âm.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)