Xây dựng dự án nhân ái

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Những câu chuyện về lòng nhân ái 

- Kể lại câu chuyện về lòng nhân ái mà em đã sưu tầm, chứng kiến hoặc là người tham gia.

VD: Anh Dương Hồng Quý (43 tuổi, địa chỉ ở thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) phải nhập viện cấp cứu vì mắc bệnh về mạch máu não. Sau khi được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai thăm khám và kết luận, biết mình khó qua khỏi, anh đã nói với các thành viên trong gia đình về tâm nguyện được hiến tạng cứu giúp những người khác. Thế rồi, điều gì đến đã đến, anh rơi vào tình trạng hôn mê sâu. Đội ngũ y, bác sĩ đã hết lòng điều trị nhưng không có kết quả. Thực hiện tâm nguyện của anh, chị Hoàng Thanh Phương - vợ anh cùng gia đình liên hệ với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình và Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia để xin được hiến tạng của anh Quý cho y học. Tiếp nhận thông tin, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia phối hợp Bệnh viện Bạch Mai đưa anh Quý về Bệnh viện Việt Đức thực hiện ca hiến - ghép tạng quý giá này. Anh Dương Hồng Quý đã tặng lại phổi, tim, gan và hai thận cho những người bệnh đang chờ được ghép tạng.

Ngày 12-12-2018, tại Bệnh viện Việt Đức, phổi của anh Quý được ghép cho một bệnh nhân nam 17 tuổi mắc bệnh mô bào ở phổi giai đoạn cuối; trái tim anh được ghép cho một bệnh nhân nam 60 tuổi bị giãn cơ tim giai đoạn cuối, nguy cơ tử vong rất cao; gan được ghép cho bệnh nhân nữ 63 tuổi bị u gan; một thận được ghép cho bệnh nhân nam 41 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối; thận còn lại được chuyển vào Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) ghép cho bệnh nhi 15 tuổi. Điều kỳ diệu ngỡ chỉ có trong cổ tích đã xảy ra. Cả năm người bệnh, trong lúc sự sống chỉ còn tính từng ngày, bỗng được hồi sinh nhờ nguồn tạng hiến của anh Quý. Chiều 26-12-2018, Bệnh viện Việt Đức tiếp tục sử dụng mạch máu của anh Quý (được lưu trữ tại ngân hàng mô của bệnh viện) để nối mạch máu thành công cho bệnh nhân trong một ca ghép gan phức tạp. Đây cũng là lần đầu, y học nước ta ghi nhận một trường hợp hiến tạng trọn vẹn về mọi nghĩa. Để tri ân nghĩa cử cao đẹp này, sáng 2-1-2019, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã truy tặng Kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân cho anh Dương Hồng Quý.

Trước đó, Thiếu tá quân đội Lê Hải Ninh, 45 tuổi, ở huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình); anh Nguyễn Ngọc Khiêm, 30 tuổi, ở huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình); kỹ sư Nguyễn Xuân Hải, 37 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội); cháu Nguyễn Vân Nhi, 12 tuổi, ở quận Ba Đình (Hà Nội) và cháu Nguyễn Hải An, 7 tuổi, ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cũng viết lên những câu chuyện xúc động về tấm lòng nhân ái cao cả, đã cho đi một phần thân thể của mình để nối dài sự sống cho người khác. Sau khi bị chết não, Thiếu tá Lê Hải Ninh đã hiến tặng tim, phổi, hai thận và hai giác mạc; anh Nguyễn Ngọc Khiêm hiến tặng tim, gan, hai thận, hai giác mạc; kỹ sư Nguyễn Xuân Hải hiến tặng hai thận và hai giác mạc. Hai cháu Vân Nhi và Hải An hiến tặng giác mạc khi qua đời.

Những con người ấy mãi là tấm gương sáng về lòng nhân ái, nhân văn sâu sắc. Dù ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng họ đã sống một cuộc đời cao cả và trọn vẹn. Sự ra đi ấy không còn là trở về cát bụi mà từ đó sự sống được hồi sinh. Họ đã làm lên những câu chuyện cổ tích giữa đời thường, truyền cảm hứng mạnh mẽ cho toàn xã hội, rằng “cho đi là còn mãi”.

- Cùng thảo luận:

+ Theo em, các nhân vật trong câu chuyện đã gặp những khó khăn gì?

VD: Khó khăn của các nhân vật là mắc những căn bệnh cần phải thay thế nội tạng.

+ Lòng nhân ái được thể hiện như thế nào?

VD: Anh Dương Hồng Quý đã hiến tạng cứu sống sáu người.

+ Em rút ra điều gì từ những câu chuyện đó?

VD: Trong cuộc sống luôn tồn tại lòng nhân ái. Hành động hiến tạng là một trong những hành động cao đẹp, để lại cho đời những món quà vô giá khi sự sống khác được hồi sinh.

2. Vẽ tranh theo chủ đề Những tấm lòng nhân ái 

- Từng nhóm thảo luận ý tưởng và cùng nhau vẽ một bức tranh thể hiện lòng nhân ái:

+ Bức tranh có thể dưới dạng tranh cổ động hoặc tranh xé dán khổ lớn;

+ Nội dung tranh minh họa một câu chuyện nhân văn hoặc là sự thể hiện mang tính biểu tượng (thông qua hình ảnh, màu sắc) về lòng nhân ái, sự giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống,...

- Các nhóm thuyết minh về tranh của nhóm mình.

VD: Chúng tôi quyết định vẽ một bức tranh miêu tả cảnh các bác sĩ đang tận tình chữa trị cho một bệnh nhân mắc bệnh Covid-19. Giữa những y bác sĩ tận tình ấy, chúng ta thấy hình ảnh Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ân cần chỉ đạo, thăm hỏi bệnh nhân. Những đội ngũ chống dịch đã phải hi sinh sức khỏe, thời gian và thậm chí phải xa gia đình trong thời gian dài vì mục tiêu chống dịch. Trong thời buổi mà dịch Covid-19 đang hoành hành, nghĩa cử cao đẹp của phó thủ tướng và những bác sĩ đã thắp lên hi vọng về một tương lai tươi sáng khi chúng ta đẩy lùi được dịch bệnh.

- Bình chọn bức tranh đẹp và có ý nghĩa nhất.

VD: Một số tiêu chí có thể sử dụng để bình trọn:

+ Nội dung, ý nghĩa bức ảnh thể hiện lòng nhân ái.

+ Nét vẽ, màu sắc,... hài hòa, sinh động.

3. Giữ gìn truyền thống tương thân tương ái

Chia sẻ những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về lòng nhân ái của con người Việt Nam.

VD: 
- Tục ngữ về lòng nhân ái:

Thương người như thể thương thân.

Lá lành đùm lá rách.

Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần.

Nhường cơm sẻ áo.

Hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa.

Thương người như thể thương thân.

- Ca dao về lòng nhân ái:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Thấy ai đói rách thì thương,
Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn.

4. Cùng nhau vượt khó 

- Trao đổi về những tấm gương vượt khó, vươn lên trong học tập của lớp hoặc của bạn cùng khối, cùng trường.

VD: Là con cả trong gia đình có ba chị em, hoàn cảnh lại khó khăn thuộc diện hộ nghèo, nhưng bạn Lương Ngọc Anh, học sinh lớp 9, Trường THCS Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa luôn cố gắng học tập. Với thành tích nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện, đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi, cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh. Bạn là một trong những tấm gương học sinh nghèo vượt khó tiêu biểu trong việc học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. Lớn lên trong hoàn cảnh gia đình khó khăn, không nhận được tình yêu thương trọn vẹn của cha mẹ, nhưng dù vậy bạn vẫn luôn nỗ lực, cố gắng trong học tập và luôn hăng hái, năng nổ tham gia các hoạt động của Liên đội. Từ năm học lớp 8 bạn xuất sắc đoạt giải Nhất cấp huyện và giải Nhì cấp tỉnh trong Cuộc thi Khoa học – Kỹ thuật dành cho học sinh trung học và giải Ba cấp huyện trong kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 8 môn tiếng Anh. Chưa dừng lại ở đó năm học 2020-2021 bạn đã nỗ lực cố gắng vượt qua rất nhiều thí sinh để đạt giải nhì cấp huyện trong cuộc thi Olypic tiếng Anh tài năng. Bạnlà một trong 03 thí sinh được chọn vào đội tuyển của huyện đi thi Olypic tiếng Anh tài năng cấp tỉnh, rất vinh dự em đã đạt Ba cấp tỉnh và được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tặng giấy khen.

- Đề xuất cách thức để hỗ trợ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

VD: 

+ Giúp đỡ bạn về tài chính để bạn chi trả sinh hoạt phí.

+ Giúp đỡ bạn xin học bổng học tập.

+ Thường xuyên chia sẻ, tâm sự với bạn về những vấn đề trong cuộc sống.

5. Lập kế hoạch thiện nguyện

Lập kế hoạch trong hoạt động thiện nguyện của lớp để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn theo gợi ý:

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN CỦA LỚP 6A

Tên hoạt động: Đồng hành cùng các bạn học sinh nghèo vượt khó.

Mục tiêu của hoạt động: Góp phần đem niềm vui và nguồn chi phí hỗ trợ đến với các em. Bên cạnh đó, hoạt động còn giúp các bạn tình nguyện viên trải nghiệm cuộc sống khó khăn của các em, gắn kết những ngọn nến yêu thương.

Nội dung công việc dự kiến

Yêu cầu công việc

Thời gian thực hiện

Người thực hiện

Đánh giá, tổng kết (Đã hoàn thành/ Chưa hoàn thành)

Ghi chú

(1) Thu thập thông tin về những người có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ.

Số liệu được thu thập phải chính xác.

Cần thực hiện nhanh chóng.

12/07/2021 - 15/07/2021.

Nhóm 1
(Nêu tên các thành viên).

  

(2) Kêu gọi tài trợ (nếu có)

Kêu gọi số tiền tài trợ từ nhiều nguồn, được càng nhiều càng tốt.

Mức tối thiểu là:.....

12/07/2021 - 20/07/2021.

Nhóm 2

(Nêu tên các thành viên).

  

(3) Tổ chức đến thăm, giao lưu và mời các gia đình đến buổi văn nghệ sinh hoạt.

Cần đế thăm trực tiếp, trao đổi để nắm bắt thông tin cụ thể.

Thuyết phục mọi người đến tham gia.

15/07/2021 - 20/07/2021.

Nhóm 3

(Nêu tên các thành viên).

  

(4) Tổ chức buổi văn nghệ sinh hoạt.

Cần lên bản kế hoạch sớm, trước 15/07/2021.

Cần dự trù kinh phí (nếu có).

22/07/2021.

Tất cả đội tình nguyện. Người phụ trách chính là Nguyễn Thị B.

  

(5) Tổ chức tặng quà những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Cần lên kinh phí dự trù, danh sách quà phù hợp trước 18/07/2021.

Quà tặng cần được tổng hợp để kiểm tra vào 20/07/2021.

22/07/2021.

Tất cả đội tình nguyện. Người phụ trách chính là Nguyễn Văn A.

  

6. Giao lưu với nhóm tình nguyện viên 

- Nhóm tình nguyện viên chia sẻ kinh nghiệm tham gia các hoạt động thiện nguyện.

VD: Chúng mình tham gia các hoạt động thiện nguyện vì mục tiêu duy nhất là giúp đỡ được những mảnh đời khó khăn hơn trong cuộc sống. Bên cạnh việc thực hiện được những nghĩa cử nhân ái, bản thân chúng mình cũng nhận được rất nhiều về tình cảm, về kinh nghiệm sống cũng như những kĩ năng mềm. Theo bọn mình, để thực hiện được một chuyến thiện nguyện hiệu quả thì trước hết phải có một bản kế hoạch hoàn chỉnh, phải có sự tự giác và trách nhiệm của các thành viên và mọi người cùng đồng lòng đoàn kết. Tất nhiên trong quá trình làm việc sẽ có những khó khăn, bất lợi nhưng mọi thứ đều có cách giải quyết cả. Bọn mình rất vui vì góp được chút công sức ít ỏi cho xã hội.

- Đặt câu hỏi với nhóm tình nguyện viên.

VD: Một số câu hỏi:

+ Các bạn thấy mình có thành công trong chuyến thiện nguyện vừa rồi không?

+ Kỉ niệm nào gây ấn tượng mạnh nhất với các bạn trong chuyến thiện nguyện?

+ Khó khăn nào bạn cho là oái oăm nhất mà bạn từng gặp phải?

+...

7. Chia sẻ kết quả thực hiện hoạt động thiện nguyện 

- Các nhóm chia sẻ tiến độ và kết quả ban đầu của việc thực hiện kế hoạch hoạt động thiện nguyện đã lập ở tiết học trước.

VD: Ở phần này các em cần trình bày được tiến độ chung và tiến độ của từng hoạt động trong kế hoạch. Ví dụ: Nhìn chung kế hoạch hoạt động thiện nguyện của chúng tôi đang được thực hiện đúng tiến độ. Chúng tôi đã có số liệu về những hoàn cảnh khó khăn cần hỗ trợ, cũng đã tới nhà thăm và vận động mọi người đến buổi tham dự. Tuy nhiên, tiến độ của việc xin tài trợ đang bị chậm và còn một số gia đình chưa gặp được do một vài lí do. Chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành theo đúng bản kế hoạch đặt ra để có buổi văn nghệ - trao quà thật hoàn chỉnh.

- Trao đổi về những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện kế hoạch.

VD:

+ Thuận lợi:

Được sự giúp đỡ của phụ huynh và giáo viên nên danh sách các cá nhân cần hỗ trợ và chuyến đi thăm dễ dàng hơn.

Các bạn làm việc tích cực, có trách nhiệm.

+ Khó khăn:

Tài trợ xin được chưa nhiều.

Còn một số gia đình chưa thể gặp mặt.

- Thảo luận “Em sẽ làm gì nếu muốn vận động người thân hoặc bạn bè cùng tham gia hoạt động thiện nguyện tại địa phương?”.

VD: Trước hết, em sẽ giải thích cho mọi người tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động thiện nguyện. Sau đó em sẽ trình bày những hoàn cảnh khó khăn, bản kế hoạch cụ thể của chương trình đang thực hiện và đã thực hiện. Cuối cùng kêu gọi mọi người cùng tham gia.

Thông điệp 

- Những người có hoàn cảnh khó khăn là một trong những biểu hiện của lòng nhân ái.

- Người khác cũng là giúp đỡ chính mình, góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội.