Viết: Tóm tắt văn bản thông tin + Viết biên bản

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tóm tắt văn bản

@351193@

1. Định hướng

a) Tóm tắt văn bản thông tin là nêu ngắn gọn nội dung chính của một văn bản nào đó.

b) Trình tự tiến hành như sau:

Ví dụ: Bản tóm tắt văn bản Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?

2. Thực hành

Bài tập: Em hãy tóm tắt văn bản "Những phát minh "tình cờ và bất ngờ"”.

a) Chuẩn bị

- Đọc kĩ văn bản Những phát minh "tình cờ và bất ngờ".

- Dự kiến cách trình bày bản tóm tắt (theo cách thông dụng hoặc theo sơ đồ).

b) Tìm ý

@351280@

Dựa vào phần chuẩn bị ở trên, em hãy đặt và trả lời các câu hỏi như:

- Văn bản thuật lại những phát minh nào? Thứ tự của các thông tin ấy?

- Ở mỗi phát minh:

+ Tên phát minh là gi?

+ Tên nhà phát minh?

+ Mục đích ban đầu?

+ Diễn biến và kết quả như thế nào?

Tên phát minh – Người phát minh

Nguyên nhân

Kết quả

1. Đất nặn 

(Giô-sép Mác Vích-cơ).

 Người dân thay vì sử dụng đất sét để nấu và sưởi ấm thì thay vào đó dùng ga khiến ông thua lỗ nhớ về bài học chị dạy ông cách sử dụng bột nhão mô phỏng độ dẻo của đất sét.

Trở thành loại đồ chơi cho trẻ em với nhiều màu sắc hấp dẫn thu về hàng triệu đô la.

2. Kem que 
(Ep-po-xơn).

Ep-po-xơn vô tình dung chiếc que trộn bột soda khô và nước lại với nhau trong một cái cốc để đùa nghịch và để quên ngoài trời.

Trở thành sản phẩm bán chạy nhất mọi thời đại khi hè đến.

3. Lát khoai tây chiên (Cram).

 Cram đã mất bình tĩnh khi khách hàng liên tục gửi lại món ăn và cắt lát khoai mỏng đến nỗi không thể mỏng hơn và chiên chúng khô cứng.

 Nhiều người thích nó và đặt mua rất nhiều.

4. Giấy nhớ (Xin-vơ).

Xin-vơ tạo ra một chất dính tạm trong phòng thí nghiệm nhưng không biết ứng dụng.

Vài năm sau đồng nghiệp của ông đã tìm ra cách dán một số giấy nhớ lên cuốn sách hợp ca của mình tại nhà thờ.

Phổ biến rộng rãi.

c) Viết

- Có thể viết bản tóm tắt thành một đoạn văn, trong đó dùng lời văn của em kết hợp với việc sử dụng các từ ngữ chỉ thứ tự hoặc từ nối để kết nối các thông tin cụ thể hoặc có thể trình bày các thông tin chính của văn bản theo một sơ đồ nhất định.

- Bản tóm tắt phải có đầy đủ các thông tin về nguyên nhân và kết quả của sự kiện.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

- Đọc lại bản tóm tắt.

- Xem xét, phát hiện và sửa các lỗi về nội dung và hình thức của bản tóm tắt.

Gợi ý tóm tắt

II. Viết biên bản

1. Định hướng

a) Tùy theo nội dung của từng việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau: Bản ghi chép về một vụ việc hay một cuộc họp thảo luận.

Biển bản thường theo mẫu như sau:

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN CƠ QUAM, TỔ CHỨC2Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:.../BB-...3... 

BIÊN BẢN

...........4...........

................

Thời gian bắt đầu:

Địa điểm:

Thành phần tham dự:

Chủ trì (chủ tọa):

Thư kí (người ghi biên bản):

Nội dung (theo diễn biến cuộc họp/ hội nghị/ hội thảo): 

Cuộc họp (hội nghị, hội thảo) kết thúc vào...giờ..., ngày... tháng... năm.../.

THƯ KÍCHỦ TỌA
(Chữ kí)(Chữ kí của người có thẩm quyền, dấu/chữ kí số của cơ quan, tổ chức (nếu có)5)
Họ và tênHọ và tên

Nơi nhận:

-....;

- Lưu: VT, Hồ sơ.

Ghi chú:

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

2 Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

3 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

4 Tên cuộc họp, hội nghị, hội thảo.

5 Ghi chức vụ chính quyền (nếu cần).

b) Để viết được văn bản cần thực hiện quy trình:

Ví dụ một biên bản thường được sử dụng trong nhà trường:

2. Thực hành

Bài tập: Để hưởng ứng Ngày trái đất 22-4, lớp em đã tổ chức thảo luận về chủ đề "Hạn chế sử dụng bao bì ni lông và chất thải nhựa" trong giờ sinh hoạt lớp". Em hãy ghi lại biên bản của buổi thảo luận đó. Có thể viết tay hoặc tạo lập văn bản trên máy tính

Gợi ý

 TRƯỜNG THCS ……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do- Hạnh phúc


BIÊN BẢN THẢO LUẬN

 CHỦ ĐỀ “HẠN CHẾ SỬ DỤNG BAO BÌ NI LÔNG VÀ CHẤT THẢI NHỰA”

 

Thời gian bắt đầu:….giờ ngày…tháng…năm….

Địa điểm: Lớp….trường THCS….

Thành phần tham gia: Giáo viên chủ nhiệm, …đội viên chi đội…và bạn…- Liên đội trưởng.

Chủ trì:… - Lớp trưởng.

Thư kí: … - Lớp phó học tập.

Nội dung sinh hoạt

(1) Lớp trưởng … đứng lên tổ chức cả lớp thảo luận về chủ đề “Hạn chế sử dụng bao bì ni lông và chất thải nhựa”.

Về hoạt động thảo luận đưa ra ý kiến:

Sau khi hoạt động thảo luận, tổ trưởng các tổ đưa ra ý kiến và được tổng hợp lại như sau:

1. Hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa, túi nilon tại đơn vị, thay bằng sản phẩm hữu cơ, sử dụng nhiều lần.

2. Sử dụng quy trình xử lí rác thải “giảm thiểu- tái sảu dụng - tái chế”.

3.  Tổ chức thu hồi túi ni lông để tái chế.

4.  Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng.

5. Phía địa phương hỗ trợ xây dựng một hệ thống thu gom, tái chế, tái sử dụng túi ni lông.

(2) Ý kiến của một số cá nhân bổ sung:

1. Tổ chức các chương trình thu gom rác thải, sáng tạo, tái sử dụng những rác thải không sử dụng nữa trở thành những đồ vật hữu ích.

2. Bổ sung thùng chứa rác tại các vị trí sản xuất, phân loại rác có thể tái chế với rác thải hữu cơ, dễ phân hủy tại nguồn phát thải.

3. Tổ chức ra quân thu gom rác thải nói chung và rác thải nhựa nói riêng.

Buổi sinh hoạt kết thúc lúc …. ngày… tháng… năm…

THƯ KÍ

CHỦ TỌA

 

Nơi nhận:

Lưu: Hồ sơ chi đội.