Viết: Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Trong bài này em sẽ được học cách tóm tắt một số văn bản bằng sơ đồ. Việc tóm tắt văn bản bằng sơ đồ giúp chúng ta nhận ra mạch triển khai ý của tác giả (trình tự các ý, sắp xếp ý và ý đồ của tác giả) đồng thời nhớ văn bản đã học tốt hơn.

Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ là cách lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ.

Yêu cầu đối với sơ đồ tóm tắt văn bản:

a) Yêu cầu về nội dung:

- Tóm lược đúng và đủ các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản.

- Sử dụng các từ khóa, cụm từ.

- Thể hiện được quan hệ giữa các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản.

- Thể hiện được nội dung bao quát của văn bản.

b) Yêu cầu về hình thức:

- Kết hợp hài hòa, hợp lí giữa các từ khóa với hình vẽ, mũi tên, các kí hiệu,...

- Sáng rõ, có tính thẩm mĩ, giúp nắm bắt nội dung chính của văn bản một cách thuận lợi, dễ dàng.

@647432@

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Tóm tắt văn bản Thánh Gióng bằng sơ đồ

Trả lời câu hỏi:

1. Sơ đồ trên đã đáp ứng được yêu cầu về nội dung nêu sau đây chưa?

- Tóm lược đúng và đủ các phần, đoạn, ý chính của văn bản.

- Sử dụng được các từ khóa, cụm từ chọn lọc.

- Thể hiện được quan hệ giữa các phần, đoạn, ý chính của văn bản.

- Thể hiện được nội dung bao quát của văn bản.

2. Sơ đồ trên đã đáp ứng được các yêu cầu về hình thức nêu dưới đây chưa?

- Phù hợp với nội dung của kiểu văn bản.

- Kết hợp hài hòa, hợp lí giữa các từ khóa với hình vẽ, mũi tên, các kí hiệu,...

Đề bàiHãy tóm tắt bằng sơ đồ một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc

@647369@​

Hướng dẫn quy trình viết

Bước 1: Đọc kĩ văn bản cần tóm tắt

- Xác định văn bản gồm mấy phần hoặc mấy đoạn và quan hệ giữa các phần, các đoạn.

- Tìm từ khóa (những từ được lặp lại nhiều lần hoặc được in nghiêng, in đậm) và ý chính của từng phần hoặc đoạn.

- Xác định nội dung chính của văn bản và hình dung cách vẽ sơ đồ.

Bước 2: Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ

- Dựa trên số phần hoặc số đoạn, xác định số ô hoặc số bộ phần cần có trong sơ đồ.

- Chọn cách thể hiện sơ đồ tốt nhất (hình vẽ, mũi tên, các kí hiêu,...) để trình bày nội dung chính của văn bản cần tóm tắt.

Bước 3: Kiểm tra lại sơ đồ đã vẽ

- Việc thể hiện các ý của văn bản cần tóm tắt trên sơ đồ đã đủ và rõ ràng chưa?

- Cách thể hiện trong sơ đồ về các phần, đoạn, ý chính và quan hệ giữa chúng trong văn bản gốc cần tóm tắt đã phù hợp chưa?

- Để kiểm tra và tự đánh giá sơ đồ vưa hoàn thành, em có thể dựa vào bảng điểm dưới đây:

Yêu cầu tóm tắtĐạt/ Chưa đạt
Tương ứng về số phần, đoạn, ý chính giữa sơ đồ và văn bản cần tóm tắt. 
Sử dụng từ khóa. 
Thể hiện mối quan hệ giữa các phần, đoạn, ý chính. 
Bao quát nội dung chính của văn bản cần tóm tắt. 

Gợi ý