Nội dung lý thuyết
Có thể nói, hình thành thói quen cũng như nắm vững các kĩ năng đọc sách là yếu tố quan trọng để mỗi chúng ta tự học suốt đời. Trong nhiều hoạt động nhằm khuyến khích đọc sách, tổ chức CLB đọc sách là một hoạt động không chỉ hữu ích, cần thiết mà còn mang đến cho các em những trải nghiệm thú vị, hứng khởi nhơ tính tương tác cao.
Trong chương trình Ngữ văn, có hai hướng tổ chức CLB đọc sách, một là các em HS yêu thích tự thành lập nhóm, hai là các thầy, cô tổ chức CLB đọc sách, tích hợp vào hoạt động Đọc mở rộng theo thể loại.
Phần này sẽ hướng dẫn các em lập kế hoạch cho hoạt động của CLB đọc sách.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH (Sinh hoạt lần..1..) Tên sách: Tấm Cám. Tên tác giả: Truyện dân gian. (Những chương/ phần sẽ đọc và thảo luận: Toàn văn.)
Các thành viên tham gia đọc
Các thành viên tự đọc sách và thực hiện phiếu đọc sách:
Hình thức sinh hoạt, thời gian, địa điểm 3. Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Sinh hoạt trực tuyến: 29/05/2021. Thời gian: từ 8:00 đến 10:00. Phương tiện: Zoom. Sinh hoạt trực tiếp: 31/05/2021. Thời gian: từ 8:00 đến 12:00. Phương tiện: Lớp học 6A. Trao đổi về cuốn sách đã học
Thông báo kế hoạch hoạt động của buổi sinh hoạt tiếp theo - Cuốn sách sẽ đọc: Thơ À ơi tay mẹ. - Các hoạt dộng thực hiện ở nhà: đọc và hoàn thành các mẫu phiếu đọc sách. - Trao đổi thảo luận: thời gian, hình thức tổ chức. | Với cuốn sách mỏng, có thể đọc hết một lần, ta thảo luận trong một buổi sinh hoạt CLB. Với những cuốn sách dày, chúng ta có thể thảo luận trong nhiều buổi sinh hoạt. Trong kế hoạch, ta cần ghi rõ số chương sẽ đọc vào thời gian thảo luận của mỗi buổi sinh hoạt.
Nhóm trưởng là người phân công công việc theo dõi quá trình hoạt động của các thành viên và điều phối các buổi sinh hoạt CLV. Mỗi nhóm nên có tối đa bốn thành viên. Trong quá trình đọc, mỗi thành viên được phân công thực hiện một nhiệm vụ. Các nhiệm vụ này sẽ được thay đổi lần lượt qua các buổi sinh hoạt của câu lạc bộ. Khi thảo luận nhóm cần chú ý: - Tôn trọng quyền riêng tư của các thành viên. - Không chia sẻ bài viết của nhóm ra ngoài khi chưa được đồng ý.
Ngoài hoạt động bắt buộc là các thành viên chia sẻ về quá trình đọc và kết quả thực hiện phiếu đọc sách, ta có thể đề xuất một số hoạt động khác để buổi sinh hoạt thêm phong phú. Dự kiến một số nội dung cho buổi sinh hoạt tiếp theo của câu lạc bộ. |
Một số mẫu phiếu đọc sách (Tham khảo)
Mẫu 1
Họ và tên: Nguyễn Thị Vân Anh.
Lớp: 6A.
Nhóm: 1.
Sách: Tấm Cám.
NGƯỜI TÌM TỪ HAY
Nhiệm vụ của bạn là ghi lại những từ hay trong cuốn sách. Đó có thể là những từ độc đáo, thú vị, hài hước, mới lạ,... Hãy lập bảng từ hay theo mẫu sau và chia sẻ với các bạn cùng nhóm.
Trang | Từ | Nghĩa | Lí do tôi cho rằng từ này đặc sắc |
1 | cay nghiệt | độc ác, khắt khe, nghiệt ngã trong đối xử. | Từ thú vị, bộc lộ cảm xúc. |
1 | yếm | một phần trang phục không thể thiếu của người con gái thời xưa. | Nhắc đến trang phục phụ nữ xưa. |
1 | lấm | bị dây bùn, đất. | Ít dùng, dùng ở nông thôn là chủ yếu. |
1 | hụp | tự làm cho chìm hẳn đầu xuống dưới mặt nước một lúc. | Ít dùng, dùng ở nông thôn là chủ yếu. |
2 | cơm hẩm | cơm hỏng. | Ít dùng. |
2 | nhẩm | nói, đọc khẽ trong miệng hoặc nghĩ thầm trong óc, thường để cho thuộc, cho nhớ. | Cách nói khác khi nhắc tới cùng 1 nghĩa. |
2 | chực | Chờ sẵn để làm việc nào đó. | Cách nói khác khi nhắc tới cùng 1 nghĩa. |
2 | ngoi lên | trồi lên khỏi mặt nước | Cách nói khác khi nhắc tới cùng 1 nghĩa. |
3 | nguýt | đưa mắt nhìn nghiêng rồi quay đi ngay, tỏ ý tức giận. | Từ thú vị, bộc lộ cái ác. Cách nói khác khi nhắc tới cùng 1 nghĩa. |
3 | lăng xăng | luôn bận rộn, rối rít. | Cách nói khác khi nhắc tới cùng 1 nghĩa. |
3 | trẩy | đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người): trẩy hội là dòng người trẩy về kinh. | Từ cổ, hiếm dùng. |
3 | đôi hài | đôi giày. | Nhắc đến trang phục phụ nữ xưa. |
3 | yên cương | trang bị và dụng cụ mắc lên lưng ngựa hoặc lên lưng những vật cưỡi khác như ngựa, lừa,.. | Mở rộng vốn từ. |
3 | áo mớ ba | ba áo dài lồng vào nhau. | Nhắc đến trang phục phụ nữ xưa. |
3 | xống lụa | là một từ cũ, nghĩa là cái váy, thường dùng kèm với "áo" thành "áo xống" để chỉ đồ mặc nói chung. | Từ cổ, hiếm dùng. |
3 | khăn nhiễu | khăn dệt bằng tơ. | Từ cổ, hiếm dùng. |
3 | ướm thử | đo vào người, mặc thử. | Cách nói khác khi nhắc tới cùng 1 nghĩa. |
4 | vườn ngự | vườn cung vua. | Từ cổ, hiếm dùng. |
4 | sào | dụng cụ dài hình trụ bằng vật liệu rắn như tre, để chống và đẩy... | Mở rộng vốn từ. |
4 | cái lọng | vật dùng để che, gần giống cái dù nhưng lớn hơn, thường dùng trong nghi lễ đón rước vua quan hoặc thánh thần thời trước. | Từ cổ, hiếm dùng. |
4 | khung cửi | một vật dụng dùng để dệt các thứ vải vóc. | Mở rộng vốn từ. |
4 | sum suê | có nhiều cây cối rậm rạp, tươi tốt. | Từ láy, mở rộng vốn từ. |
5 | têm | quệt vôi vào trầu rồi quấn lại cho chặt. | Mở rộng vốn từ về văn hóa. |
5 | chĩnh | đồ đựng bằng đất nung, miệng hơi thu lại, đáy thót, nhỏ hơn chum. | Mở rộng vốn từ. |
Mẫu 2
Họ và tên: Nguyễn Vũ Châu Anh.
Lớp: 6A.
Nhóm: 1.
Sách: Tấm Cám.
NGƯỜI LIÊN HỆ
Nhiệm vụ của bạn là liên hệ cuốn sách đang đọc với những cuốn sách khác, với đời sống và với trải nghiệm của bản thân. Bạn thực hiện theo các gợi ý sau:
Gợi ý | Liên hệ của tôi |
Liên hệ với cuốn sách, tác phẩm khác | Lọ Lem. |
Liên hệ đến con người, sự việc trong cuộc sống. | - Tấm: Những người tốt, luôn được mọi người giúp đỡ. - Mẹ con Cám: Những người xấu luôn hãm hại, ganh ghét người khác, ném đá giấu tay, bị trừng phạt. - Những lần Tấm bị hại: Khó khăn trong cuộc đời phải trải qua. |
Liên hệ đến trải nghiệm của bản thân. | Từng bị một người bạn đổ oan. |
Mẫu 3
Họ và tên: Nguyễn Văn Khánh.
Lớp: 6A.
Nhóm: 1.
Sách: Tấm Cám.
NGƯỜI LẬP HỒ SƠ NHÂN VẬT
Nhiệm vụ của bạn là lập hồ sơ nhân vật mà bạn yêu thích. Khi lập hồ sơ nhân vật, hãy chú ý đến các yếu tố tạo nên chân dung nhân vật. Bạn có thể tham khảo sơ đồ sau:
Tính cách nhân vật: Tấm.
Ngoại hình Không được miêu tả chi tiết, chỉ được miêu tả là "một cô gái xinh đẹp". Chỉ được miêu tả về quần áo trong lần đi dự hội "Đào lọ thứ nhất lấy ra được một bộ áo mớ ba, một cái xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Đào lọ thứ hai lấy được một đôi giày thêu, đi vừa như in.". Miêu tả những lần hóa thân: chim vàng anh, khung cửi, gỗ xoan đào, quả thị.
| Hành động Luôn chăm chỉ làm việc. Khóc khi bị oan ức. Dù bị đối xử bất công nhưng không để bụng. Trong cung vua nhưng không quên giỗ cha. Biến thành nhiều thứ bên cạnh hoàng thượng. Chăm lo, đảm đang lo việc nhà cho bà cụ nhặt được quả thị. Hành động trừng trị thích đáng dành cho mẹ con Cám cuối phim. |
Suy nghĩ Không đặc tả suy nghĩ | Lời nói Ít lời thoại: Ban đầu là than thở, sau đó là lời đe dọa, chỉnh nắn người xấu. - Dì con bắt phải nhặt thóc cho ra thóc, gạo ra gạo, rồi mới được đi xem hội. Lúc nhặt xong thì hội đã tan rồi, còn gì nữa mà xem. - Con rách rưới quá, người ta không cho con vào xem hội. - Dì làm gì dưới gốc thế? - Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao. - Cót ca cót két,Lấy tranh chồng chị, Chị khoét mắt ra. - Có muốn đẹp không để chị giúp! |
Mẫu 4
Họ và tên: Trần Văn Minh.
Lớp: 6A.
Nhóm: 1.
Sách: Tấm Cám.
NGƯỜI VẼ HÌNH ẢNH
Nhiệm vụ của bạn là vẽ lại những hình ảnh mà cuốn sách gợi ra. Hình ảnh ấy có thể là một cảnh vật, một sự việc, một chân dung,... Bạn có thể thực hiện theo mẫu:
Ví dụ hình ảnh dưới đây.
Hình ảnh sách gợi ra trong tôi
| Lí giải của tôi: Tôi vẽ hình ảnh Tấm, bà lão, quả thị, mâm cơm. Bởi vì trong chi tiết này các nhân vật chính là cô Tấm và bà lão. Cô Tấm chui ra từ quả thị, quét tước nhà cửa, làm mâm cơm nhưng lần này bị bà lão xuất hiện. |