Truyền thống quê em

Nội dung lý thuyết

Hoạt động 1: Chia sẻ những hiểu biết về truyền thống của địa phương.

- Địa phương em có những truyền thống nào?

VD: 

+ Lễ hội đền Cổ Loa.

+ Lễ hội Đống Đa.

+ Hội chùa Hương.

+ Lễ hội chùa Thầy.

+ Lễ hội Làng Bát Tràng.

+ Lễ hội Đền Gióng Sóc Sơn.

+ Lễ hội đền Hai Bà Trưng – Mê Linh.

+ Lễ hội Võng La.

- Em đã góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương như thế nào?

VD: 

+ Tuyên truyền về các lễ hội truyền thống của quê hương.

+ Tham gia các lễ hội để gìn giữ truyền thống quê hương.

Hoạt động 2: Tìm hiểu và viết bài giới thiệu về lễ hội và phong tục tốt đẹp của quê em.

- Tập làm phóng viên phỏng vấn thầy cô, bạn bè để thu thập thông tin về một lễ hội hoặc phong tục của quê em.

Gợi ý: Phiếu thu thập thông tin về lễ hội truyền thống.

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN

+ Tên lễ hội: Lễ hội Đền Gióng Sóc Sơn.

+ Lễ hội được tổ chức vào dịp nào trong năm?

Tổ chức hàng năm vào ba ngày mùng 7, mùng 8 và mùng 9 tháng 4 Âm lịch tại xã Phù Đổng, huỵện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, nơi sinh ra người anh hùng huyền thoại Phù Đổng Thiên Vương.

+ Những hoạt động diễn ra trong lễ hội?

Lễ hội Gióng Sóc Sơn diễn ra trong ba ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.

Trước ngày hội diễn ra, bảy thôn làng đại diện cho bảy xã chuẩn bị lễ vật trong ngày mở đầu hội chính. Nhưng nghi lễ đặc biệt sẽ được làm vào đêm mùng 5 đó là lễ Dục Vọng để mời ông Gióng về với các lễ vật, lễ phẩm đã được chuẩn bị chu đáo với lòng thành kính, mong đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra, trong hội còn có nhiều trò chơi dân gian sôi động như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo… Ngày chính hội là mùng 6, ngày thánh hoá theo truyền thuyết. Ngày khai hội, dân làng và khách thập phương dâng hương, đúng nửa đêm có lễ khai quang - tắm cho pho tượng Thánh Gióng. Nghi lễ chủ yếu trong ngày chính hội là dâng hoa tre ở đền Sóc (thờ Thánh Gióng) và chém tướng giặc. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50 cm, đường kính khoảng 1 cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Chém tướng giặc được thực hiện bằng cách chém một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc Ân là Thạch Linh (đá thành tinh). Mặc dù có các nghi thức gắn với truyền thuyết Thánh Gióng nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng: "Hội Gióng Sóc Sơn vẫn mang rõ tính chất hội cầu mùa theo tín ngưỡng dân gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ".

Núi Sóc nằm ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, là nơi Gióng ngồi nghỉ, ngắm nhìn đất nước lần cuối rồi cởi áo bỏ lại và cưỡi ngựa về trời. Tại khu vực này có một quần thể di tích gồm đền Thượng, chùa Đại Bi, chùa Non Nước, đền Hạ, miếu Thánh Mẫu và nhà Bia.

+ Ý nghĩa của lễ hội?

Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng rõ một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Thông qua đó có thể nâng cao "nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa và liên tưởng tới bản chất tất thắng của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc".

+ Địa phương của em đã làm gì để giữ gìn và phát huy lễ hội?

Hàng năm đều tổ chức Hội để lưu giữ truyền thống.

Tuyên truyền về ý nghĩa của Hội trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Những điều thầy, cô hoặc bạn thấy ấn tượng về lễ hội?

Điểm ấn tượng về quy mô tổ chức rất lớn với những hoạt động được đầu tư về cả số lượng người tham gia, đạo cụ, hình thức,...

+ Ý kiến của thầy cô hoặc bạn để tổ chức lễ hội tốt hơn?

Để tổ chức lễ hội tốt hơn, nên đầu tư thêm về quay phim, chụp ảnh hoặc mô hình hóa 3D những hoạt động lớn để đăng lên các trang thông tin khiến mọi người có hứng thú hơn với Hội. Bên cạnh đó nên đầu tư tập luyện nhuần nhuyễn, đều hơn.

- Viết bài giới thiệu về lễ hội và phong tục tốt đẹp của quê em.

Em cùng các bạn trong nhóm viết bài giới thiệu về một lễ hội và phong tục tốt đẹp của quê hương và nêu những việc các em có thể làm để bảo tồn, phát huy lễ hội hoặc phong tục đó.

VD: Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Giá trị nổi bật toàn cầu ở hội Gióng chính là một hiện tượng văn hóa được bảo lưu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Mặc dù ở gần trung tâm thủ đô và đời sống cộng đồng trải qua nhiều biến động do chiến tranh, do sự xâm nhập và tiếp biến văn hóa, hội Gióng vẫn tồn tại một cách độc lập và bền vững, không bị nhà nước hóa, thương mại hóa.

Khu di tích thờ Thánh Gióng gồm sáu công trình: đền Thượng, chùa Đại Bi, đền Hạ, miếu thánh Mẫu, nhà bia, khu hành lễ. Tương truyền nơi đây là điểm cuối cùng Thánh Gióng ngồi nghỉ, ngắm lại trời đất, xóm làm, quê hương rồi cưỡi ngựa bay về trời. Núi Sóc nằm ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, là nơi Gióng ngồi nghỉ, ngắm nhìn đất nước lần cuối rồi cởi áo bỏ lại và cưỡi ngựa về trời. Tại khu vực này có một quần thể di tích gồm đền Thượng, chùa Đại Bi, chùa Non Nước, đền Hạ, miếu Thánh Mẫu và nhà Bia.

Hội Gióng Sóc Sơn diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8/1 âm lịch. Lễ hội diễn ra tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Lễ hội tưởng nhớ Đức Thánh Gióng - người đã có công dẹp giặc Ân.  Trong cụm di tích Thánh Gióng thì đền Thượng là nơi thờ Gióng và cũng là nơi cử hành lễ hội. Trước ngày hội diễn ra, bảy thôn làng đại diện cho bảy xã chuẩn bị lễ vật trong ngày mở đầu hội chính. Nhưng nghi lễ đặc biệt sẽ được làm vào đêm mùng 5 đó là lễ Dục Vọng để mời ông Gióng về với các lễ vật, lễ phẩm đã được chuẩn bị chu đáo với lòng thành kính, mong đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ngày khai hội, dân làng và khách thập phương dâng hương, đúng nửa đêm có lễ khai quang - tắm cho pho tượng Thánh Gióng. Nghi lễ chủ yếu trong ngày chính hội là dâng hoa tre ở đền Sóc (thờ Thánh Gióng) và chém tướng giặc. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Chém tướng giặc được thực hiện bằng cách chém một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc Ân là Thạch Linh (đá thành tinh). Mặc dù có các nghi thức gắn với truyền thuyết Thánh gióng nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng: "Hội Gióng Sóc Sơn vẫn mang rõ tính chất hội cầu mùa theo tín ngưỡng dân gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ". Ngoài phần lễ cướp hoa tre, phần hội còn có các trò chơi dân gian như: chọi gà, đánh cờ tướng, đánh đu, hát ca trù thờ thần. Các trò chơi được người dân tham gia rất sôi nổi. 

Hội Gióng đền Sóc vừa kết thúc vào ngày 8 tháng Giêng để bắt đầu cho một mùa thăm viếng quanh năm của du khách hướng về Đức Thánh Gióng. Cùng với những nghi lễ đã trở thành truyền thống tại hội Gióng đền Sóc như làm lễ rước hương hoa, oản phẩm, trầu cau, voi chiến, giò hoa tre, cỏ voi, kiệu Tướng, kiệu cầu Húc… một nghi lễ đặc biệt quan trọng và độc đáo của hội Gióng đền Sóc được nhân dân địa phương kính cẩn thực hiện: lễ hóa voi, ngựa nan dâng đến đức Thánh Gióng.

Không như các lễ hội khác, những người mang đồ tế đi hóa phải được lựa chọn kỹ càng, trong lễ hóa voi, ngựa tại hội Gióng, tất cả nhân dân, du khách ai cũng được chung tay khiêng voi tế, ngựa tế khổng lồ về nơi hóa. Bởi lẽ, theo tín ngưỡng nơi đây, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống. 

Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Thông qua đó có thể nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa và liên tưởng tới bản chất tất thắng của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. 

Để tổ chức lễ hội tốt hơn, theo em nên đầu tư thêm về quay phim, chụp ảnh hoặc mô hình hóa 3D những hoạt động lớn để đăng lên các trang thông tin khiến mọi người có hứng thú hơn với Hội. Bên cạnh đó nên đầu tư tập luyện để Hội có quy mô hoành tráng, hình thức hoàn thiện và thể hiện nội dung hoàn chỉnh.

Hãy hành động

- Thu thập tư liệu, hình ảnh minh họa cho bài viết về lễ hội hoặc phong tục tốt đẹp của quê em.

- Chia sẻ bài viết với bố mẹ, người thân.

- Tập giới thiệu về lễ hội và phong tục tốt đẹp quê em để trình bày vào tiết sinh hoạt lớp.