Truyện Kiều (tiếp theo - Trao duyên)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tác Phẩm

1. Vị trí đoạn trích

Đoạn trích thuộc phần 2 - Gia biến và lưu lạc (từ câu 723 đến câu 756).

2. Bố cục

- Phần 1: ( 12 dòng đầu ): Thuý Kiều lựa lời thuyết phục Thuý Vân thay mình nối duyên với Kim Trọng.

Phần 2: ( 14 dong tiếp ): Kiều trao các kỉ vật cho em.

Phần 3: ( 8 câu cuối ): Tâm trạng tuyệt vọng của Thuý Kiều.

@1734077@

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Phần 1

- 2 dòng thơ đầu thể hiện tình thế bi kịch của Thuý Kiều. Đó là lời nói chuyện của Thuý Kiều với Thuý Vân trước khi từ biệt gia đình theo Mã Giám Sinh.

"Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lậy rồi sẽ thưa".

- Nguyễn Du đã dùng những lời lẽ đầy sức nặng mà không thể thay thế bằng những từ ngữ khác:

+ Nhà thơ dùng từ "cậy" mà không phải là " nhờ ". Từ "cậy" thanh điệu nặng hơn, thể hiện điều đau đớn, khó nói của Thuý Kiều, đồng thời còn bao hàm ý nghĩa của lời gửi gắm thiết tha, tin cậy của sự uỷ thác. 

+ Nhà thơ dùng chữ "chịu" không phải là "nhận". Bởi nhận có phần nào tự nguyện, chịu là tình thế không nhận không được.

- Kiều "lạy" em vì đó là việc nhờ cậy vô cùng quan trọng nàng lạy đức hi sinh to lớn của em gái. Nó chứng tỏ Kiều đã coi Thuý Vân là ân nhân của mình.

-> Chỉ hai câu thơ, bằng những lời lẽ vừa đằm thắm, xót xa, vừa giản dị, hàm súc và hết sức tinh tế. Nguyễn Du đã dựng lên một không khí, một cảnh ngộ đặc biệt: Kiều đã lựa lời thuyết phục Thuý Vân.

- Sau khi đã lựa lời để nói với em, Kiều đã trình bày ngay sự việc. Nàng nói không phải để vơi bớt nỗi khổ đau, để tìm sự an ủi mà cốt để cho Thuý Vân hiểu sự việc. Bằng cả lý lẽ và tình cảm để lay động ở Thuý Vân tình cảm chị em ruột thịt.

-> Lời thỉnh cầu của Thuý Kiều vừa chân thành vừa đầy sức thuyết phục.

@1734132@

2. Phần 2

- Chiếc vành: đó là vật chàng Kim đã trao cho Kiều, là vật khởi đầu của tình duyên.

- Tờ mây: chứa đựng lời thề đôi lứa.

- Vật cần trao thì đã trao, nhưng tại sao lại là giữ và của chung. Chữ "giữ" không có nghĩa là trao hẳn mà chỉ là để em giữ và của chung, nghĩa là có cả phần của Thuý Kiều ở đó. Điều này thể hiện nét tâm lý có tính bản năng là không bằng lòng trao hết cho em.

- "Thế là duyên đã trao, cái điều duy nhất có thể làm để báo đáp ân tình đã làm xong đó là của chung, của chàng, của chị, nay còn là của em... Đó là của tin để lại cho nhau, hồn chị gửi cả trong ấy". (Lời bình của Hoài Thanh)

- Tất cả đã chứng tỏ tình yêu chị dành cho Kim Trọng rất nồng nàn, sâu sắc: "Dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng":

+ Phím đàn.

+ Mảnh hương nguyền.

-> Đều là kỉ vật của sự hẹn ước lứa đôi.

- Còn giữ các kỷ vật ấy, Kiều còn có cảm giác nguời yêu vẫn là của mình, trao kỉ vật đi mới thấy sự mất mát không là gì cứu vãn nổi, bởi từ giây phút ấy, chàng Kim đã vĩnh viễn thuộc về người khác.

- Trao các kỉ vật cho em, Kiều sống lại quá khứ hạnh phúc, hoàn toàn tương phản với hiện tại, chia lìa đau đớn và nàng thấy mình là người của cõi chết. Bởi thế, đoạn thơ với hàng loạt từ ngữ: hồn, dạ đài, thác oan, Kiều hình dung mai sau từ cõi âm trở về để chứng kiến hạnh phúc của chàng Kim và Thuý Vân và chỉ xin người còn sống một chút nhớ thương ít ỏi.

-> Từ lúc tâm sự, dãi bày, thuyết phục,Thuý Vân nhận lời trao duyên đến lúc trao các kỉ vật rồi sống trong thế giới của hồn oan, Kiều mỗi lúc một thêm đau xót, cố níu giữ tình yêu bằng mọi cách, điều đó nói lên rằng: Nàng là một con người nặng tình nặng nghĩa - duyên đã trao mà tinh không trao nổi.

@1734204@

3. Phần 3

- Những việc phải làm thì Kiều đã làm xong, tưởng rằng nàng có thể thanh thản ra đi theo Mã Giám Sinh, nhưng khi đối diện với tấm lòng trống rỗng, Kiều càng sâu sắc hơn nỗi đau trong hiện tại. Nàng đã quên hẳn Thuý Vân, chỉ còn nỗi đau trong lòng. Đoạn thơ dồn dập những hình ảnh đổ vỡ, tan nát, chia lìa nói lên một cách thấm thía nỗi đau mất mát tình yêu của nàng.

- "Châm gãy, gương tan, tơ duyên ngắn ngủi", nước chảy hoa trôi lỡ làng, "phận bạc như vôi",... những câu thơ là tiếng khóc cho mình, cho mối tình dày công vun xới.

- Khép lại đoạn thơ là 1 tiếng kêu đứt ruột, đau đơn, Kiều gọi tên Kim Trọng, nàng nhận tất cả tội lỗi về mình, nàng hướng tới người yêu để tìm sự đồng cảm, để thanh minh, tạ lỗi với chàng.

- Hiện lên trong cả bài thơ là một con người cao thượng, giàu lòng vị tha, quên đi nỗi bất hạnh của mình để cảm thông sâu sắc với nỗi bất hạnh của người khác.

@1734270@

III. Tổng kết.

1. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ: kết hợp hài hòa giữa cách nói trang trọng, văn hoa và giản dị, nôm na của cách nói dân gian.

- Sử dụng các điển tích đi đôi với các thành ngữ: tình máu mủ, lời nước non, thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối…

 - Sự chính xác, tinh tế trong cách sử dụng ngôn từ và xây dựng hình tượng nhân vật của Nguyễn Du.

2. Nội dung

Đoạn thơ có ý nghĩa đặc biệt, mở đầu cho cuộc đời mười lăm năm lưu lạc của Kiều, Thể hiện sâu sắc bi kịch tình yêu tan vỡ. Đoàn thơ đầy chất bi thương những không hề đen tối, từ những bi thương ấy lại toát ra ánh sáng của những phẩm chất cao quý của Thuý Kiều: trước tình yêu tan vỡ, nàng làm tất cả những gì có thể làm được cho hạnh phúc của người mình yêu.

@1734342@