Tri ân thầy cô

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động tri ân thầy cô 

Thảo luận về xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tri ân thầy cô.

VD: Có một số vấn đề các bạn cần thảo luận:

+ Ý tưởng chủ đạo và kịch bản chương trình.

+ Cách trang trí.

+ Phân chia các công việc cần chuẩn bị.

+ Các hoạt động: ca hát, kể chuyện, văn nghệ,...

+ Tiêu chí chấm điểm.

+ Danh sách người tham gia và khách mời.

+ Chi phí dự trù (nếu có).

2. Bộ sưu tập về tình nghĩa thầy cô

- Làm bộ sưu tập về tình nghĩa thầy cô theo gợi ý dưới đây:

- Giới thiệu bộ sưu tập về tình nghĩa thầy trò của nhóm.

VD: Xin kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là…….., nhóm……, là người phụ trách thuyết trình về bộ sưu tập về tình nghĩa thầy trò của nhóm. Đầu tiên, về ý tưởng của tên bộ sưu tập “.......”, chúng tôi lấy ý tưởng từ…… Ở phía bìa văn bản, chúng tôi trang trí hình ảnh…. với ý nghĩa…… Ở từng trang của bộ sưu tập chúng tôi có những hình ảnh của thầy cô mà chúng tôi yêu quý, các bài thơ, bài văn, bài hát,... chứa chan tình cảm, lòng biết ơn và tri ân đối với thầy cô của mình. Qua bộ sưu tập này, chúng tôi muốn thể hiện tình yêu và sự tri ân của mình đối với những người mẹ, người cha thứ hai - người đã dạy dỗ chúng em trở thành một con người vừa có tài vừa có đức.

3. Hùng biện về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 

Thi hùng biện về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11:

+ Các nhóm xây dựng nội dung bài hùng biện;

VD: 

Em vẫn thường nhắc đến mùa thu

Bông cúc vàng cánh mềm như tuổi nhỏ

Bài tập đọc năm nao em còn nhớ

Dẫu bây giờ em đã biết làm thơ

Đọc chữ O cô dặn phải tròn môi

Chỉ vậy thôi, chao ôi, sao mà khó!

Lỗi tại con chuồn chuồn cánh đỏ

Mải rong chơi nên em chẳng thuộc bài

 

Chỉ mỗi chữ O em đọc sai

Dường như cô già đi mấy tuổi

Đến khi em hiểu điều đơn giản ấy

Cô giáo ơi, tóc cô bạc hết rồi!

Em hiểu, mỗi sợi tóc đổi màu kia

Là một lớp người lớn lên và biết sống

Mặt đất như trời xanh mơ mộng

Bông cúc vàng nên buổi sáng vô tư.

Khởi đầu cho một chuyến đi xa

Lối trường cũ thoảng hương cỏ mật

Bài tập đọc khóa bình minh thứ nhất

Cả cuộc đời cô dõi bóng theo em...

Có một lần bất chợt em đọc được một bài thơ, bài thơ chân tình giàu hình ảnh như một câu chuyện cổ tích. Ngỡ như là tiếng vọng về từ nơi nào đó xa lắm em thật xúc động với một cảm xúc lạ. một chút bồi hồi... Những kỷ niệm về thầy cô bổng trổi dậy trong tiềm thức của em nhanh thật mới đó mà gần năm năm, năm năm em đến trường được thầy cô giảng dạy. năm năm mà tình nghĩa thầy cô ngọt ngào quyện theo mỗi bước tiến của em. Điều mà em đón nhận ở tất cả thầy cô là tình thương yêu bao la vô bờ bến. Đã bao lần em bắt gặp ở thầy cô nét phền muộn ưu tư khi chúng em chưa ngoan. và cũng bao lần em nhìn thấy ở thầy cô những nụ cười rạng rỡ khi chúng em cố gắng trong học tập. Cao cả thay những kỷ sư tâm hồn.

Thầy cô đã vì chúng em mà chẳng ngại chi. Vậy mà đôi lúc chúng em nào có hiểu ra điều đó khiến thầy cô phiền lòng. Chúng em đã từng không chuẩn bị bài khi đến lớp, nhưng tại sao chúng em không hiểu rằng để giảng dạy cho dể hiểu thầy cô đã tốn bao công sức chuẩn bị giáo án hằng đêm.

Còn biết bao câu hỏi tại sao, tại sao nữa... chúng em thật nông nổi và đáng trách. Nhưng thầy cô sẳn lòng tha thứ cho chúng em bằng tình yêu thương học trò nồng thắm. Rồi khi chúng em được công nhận là những học sinh giỏi, cha mẹ, bạn bè, người thân và những người xung quanh đều khen ngợi. Nhưng em hiểu rằng đằng sau những thành tích đó là những giọt mồ hôi và hơi ấm của thầy cô.

Một mùa xuân mới lại về chúng em thêm một tuổi, tóc thầy cô cũng thêm nhiều sợi bạc, Tóc thầy cô bạc đi để cho mùa xuân quê hương mãi mãi được xanh tươi. Thầy cô là tấm gương sáng tuyệt vời là ngọn đuốc thiêng soi đường cho chúng em bước tới. Rồi mai kia chúng em rời xa quê hương tiếp tục trên con đường học vấn của mình con, đường ấy chính thầy cô là người khai mở.

Em biết khóc, biết cười trước những cảnh đời, biết đứng lên khi té ngã, biết nhặt lấy những cái gai để bảo vệ bàn chân những người đi sau. em biết thế nào là hi sinh, thế nào là cuộc sống, biết yêu gia đình yêu quê hương... Chính thầy cô đã dạy chúng em tất cả, dạy chúng em biết quý thời gian, biết trọng chữ tính, biết giữ lòng trong sạch để ngẩng cao đầu với bạn bè.

Thầy cô ơi! mặc cho cuộc sống bôn ba thầy cô vẩn một đời chèo đò đưa từng lớp chúng em đến bến bờ tri thức. ngày lại ngày thầy cô vẩn nắm vững tay chèo chỉ sợ bầy học trò chúng em lạc lối trên con đường có lắm bảo táp chong gai

Ôi! nói sao cho hết nổi niềm, chỉ đến khi lớn khôn bầy học trò nhỏ hôm nay mới hiểu hết tình cảm thầy cô dành cho chúng em. Thầy Cô là người đưa chúng em đến với những tri thức bao la có trong sách vở, trong cuộc sống xung quanh. em cảm ơn thầy cô, người đã đưa em tới những miền đất lạ, nơi mà em trước đây chưa bao giờ biết tới.

Kể sao cho hết những công ơn, đo sao cho tường tình thương thầy cô dành cho chúng em. Đối với em, để bắt đầu một lời nói thật khó nhưng nếu có thể nói được em sẽ nói rằng: “thầy Cô kính mến! thầy Cô luôn và mãi sẽ được nhắc đến như làn nắng ấm sưởi ấm cho em những ngày đông tháng giá. Thầy Cô mãi là cơn gió lành xua đi cái nóng nực của những ngày hè oi ả. Thầy Cô mãi là người cha, người mẹ thứ hai của em.” Và em muốn nói, nói triệu ngàn lần chỉ một lời thôi: “em cảm ơn thầy cô rất nhiều, rất nhiều thầy cô ạ!”

“Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn lại khuyết, nhưng ánh sáng người thầy cho ta sẽ còn mãi suốt cuộc đời.

Hôm nay về đây với thầy cô, với các bạn. em nghĩ rằng đây không phải là cuộc thi mà đây là cơ hội cho em được tỏ lòng tri ân đến thầy cô. Các bạn ơi! hảy dành món quà quý báu nhất cho người thầy người cô của mình, bằng món quà ý nghĩa nhất mà thầy cô hằng mong đợi ở các bạn chính là cây nói "thầy cô ơi, em đã lớn"!

Và sau cùng thầy cô ơi một lần nữa cho em được gữi tới thầy cô muôn ngàn lời yêu thương với lòng biết ơn chân thành đến thầy cô kính yêu.

Bài hùng biện về thầy cô đến đây em xin hết. Em xin chúc thầy cô đó một mùa xuân như ý. chúc các bạn đạt được những thành quả thật cao trong học tập, chúc hội thi thành công tốt đẹp.

+ Thi hùng biện;

Cần có người chủ trì cuộc thi hùng biện. Người này có thể là thầy cô hoặc ban cán sự lớp. Bên cạnh đó cũng cần có ban giám khảo - người xác định điểm số, đội chiến thắng và có những chia sẻ về nội dung được hùng biện. Ban giám khảo có thể là thầy cô (chiếm 70% số điểm) và các bạn học sinh trong lớp (chiếm 30% số điểm). Cuộc thi hùng biện nên có từ 2-3 nhóm thực hiện việc tranh luận của mình theo một số hình thức như từng nhóm trình bày hoặc battle (như chương trình Trường Teen). Các bạn cần được lưu ý những tiêu chí khi hùng biện: về nội dung, về hình thức và về thái độ. Khi kết thúc cuộc thi hùng biện, thầy cô sẽ là người tổng kết và chia sẻ cuối cùng.

+ Đánh giá kết quả hùng biện.

Ban giám khảo có thể là thầy cô (chiếm 70% số điểm) và các bạn học sinh trong lớp (chiếm 30% số điểm). 

Có thể xây dựng một bảng điểm đánh giá hùng biện để dễ dàng chấm điểm về nội dung, hình thức, cách thức trình bày.

4. Cảm nghĩ về nghề giáo viên

Chia sẻ cảm nghĩ của em về nghề giáo viên:

+ Những điều em thích ở người giáo viên;

VD: 

Giáo viên là người truyền tải kiến thức (một cách sáng tạo) cho học sinh.

Giáo viên là người có khả năng ứng xử tốt vì phải tạo mối quan hệ với nhà trường, đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh.

Giáo viên là người chia sẻ tất cả mọi điều trong cuộc sống với học sinh.

+ Những khó khăn của nghề giáo viên.

VD:

Áp lực xã hội đối với người giáo viên.

Cung cách dạy học chưa thể quá sáng tạo.

Bệnh tích cực trong giáo dục.

Mức lương thấp so với mặt bằng chung.

5. Hội diễn nghệ thuật Tri ân thầy cô 

- Thể hiện tiết mục, giới thiệu sản phẩm được chuẩn bị về các nội dung sau:

+ Sự kính trọng, biết ơn, yêu mến thầy cô;

+ Ý nghĩa của nghề dạy học;

+ Cảm nhận về thầy cô của mình.

VD: Một số tiết mục, sản phẩm như kể chuyện, hùng biện, tập san, văn nghệ.

Gợi ý tiết mục văn nghệ: 

- Đánh giá, tổng kết hội diễn.

VD: Có thể đánh giá dựa trên một số tiêu chí như sau:

+ Các tiết mục, sản phẩm đã thể hiện sự kính trọng, biết ơn, yêu mến thầy cô chưa?;

+ Các tiết mục, sản phẩm đã thể hiện ý nghĩa của nghề dạy học?;

+ Các tiết mục, sản phẩm có thể hiện cảm nhận về thầy cô của mình không?

+ Quy trình thực hiện đã hợp lí, tối ưu chưa?

+ Có điểm hạn chế gì cần khắc phục?

- Chia sẻ cảm xúc về hội diễn.

VD: Hội diễn vừa tạo ra sự sôi nổi, giải trí vừa thể hiện được ý nghĩa của nghề dạy học cũng như sự kính trọng, biết ơn, yêu mến thầy cô của học sinh. Tuy nhiên, do chưa được tập dượt kĩ nên vẫn còn những lỗi nhỏ trong quá trình thực hiện.

6. Đánh giá hoạt động tri ân thầy cô 

Đánh giá các hoạt động đã được tổ chức trong dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 mà em và các bạn cùng tham gia.

VD: Có thể đánh giá dựa trên một số tiêu chí sau:

- Về nội dung:

+ Thể hiện ý nghĩa của nghề giáo.

+ Thể hiện tình cảm, sự kính trọng với thầy cô của học sinh.

- Về hình thức:

+ Các hoạt động đã được sắp xếp hợp lí.

+ Quá trình thực hiện, chạy chương trình không có lỗi, đạt được mục đích.

...

Thông điệp

- Giáo sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện sự hiếu học và lòng biết ơn đối với những người đã dạy dỗ mình.

- Học sinh thể hiện sự kính trọng thầy cô tốt nhất bằng sự nỗ lực rèn luyện của mình.