Thực hành tiếng Việt trang 23

Câu 1 (SGK Cánh Diều trang 23)

Hướng dẫn giải

a. "Ăn ngay ở thật" - Kết hợp từ bất bình thường.
b. "Những là đắp nhớ đổi sầu" - Kết hợp từ bất bình thường.
c. Chuyển từ loại: Trăng từ danh từ thành tính từ.
d. "Càng thấy anh đứng yên" - Thay đổi trật tự từ trong câu.
e. "Đừng xanh như lá, bạc như vôi." - Tỉnh lược một bộ phận cấu thành câu.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Cánh Diều trang 23)

Hướng dẫn giải

Truyện gây cười do vi phạm quy tắc hội thoại, cụ thể trong lời nói của chú tiểu vi phạm phương châm về chất. “Đậu phụ là món ăn được chế biến từ đậu tương, được ép thành bánh” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê). Ta thường thấy có đậu phụ cân, đậu phụ thanh chứ không thấy có đậu phụ làng, đậu phụ chùa và càng không thể có “đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa”. Người đọc bật cười vì cách đáp của chú tiểu. Bởi chú tiểu biết chắc sư cụ xơi thịt cầy vụng mà sư cụ lại bảo ăn đậu phụ nên chú tiểu trả lời sư cụ như một sự chấp nhận câu nói của sư cụ. Cả hai nhân vật giao tiếp cùng vi phạm quy tắc hội thoại khi đã trả lời không đúng sự thật – vi phạm phương châm về chất.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Cánh Diều trang 23)

Hướng dẫn giải

a. "Tình thư một bức phong còn kín" - Thay đổi trật tự từ trong cụm từ. 
b. Cả hai câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan đều sử dụng nguyên tắc đảo trật tự từ trong câu. Cả hai câu đều đảo chủ ngữ và vị ngữ cới nhau, chủ ngữ ra sau còn vị ngữ ra trước. 
c.
- Tỉnh lược thành phần chính của câu.
- Câu văn đã lược bỏ đi thành phần chính của câu là chủ ngữ. Không nói rõ là thứ nghệ thuật gì mà chỉ nói thứ nghệ thuật khéo léo phấn son… với tác dụng để cho người đọc tự cảm nhận được. Đồng thời tạo sự kết nối trong đoạn văn. 
d.
- Tỉnh lược thành phần chính của câu.
- Câu văn lược bỏ đi chủ ngữ. Tác dụng nhằm làm cho câu văn thêm phần bí ẩn, tránh lặp với những từ ngữ ở câu trước. 

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Cánh Diều trang 24)

Hướng dẫn giải

a. Câu "Trông gớm chết!" bị lược bỏ thành phần chủ ngữ có tác dụng làm câu gọn hơn, thông tin truyền tải nhanh và tránh lặp từ, đồng thời bộc lộ một cách trực tiếp cảm xúc của chủ thể.
b. Câu "Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngoắt làm sao!" thiếu thành phần chủ ngữ có tác dụng làm câu ngắn gọn, đồng thời thể hiện được ý đồ nghệ thuật của tác giả.
c. Câu "Ừ, không đói thì thôi." có tác dụng làm câu ngắn gọn.
d. Câu “Không.” có tác dụng làm câu ngắn gọn, truyền tải thông tin nhanh chóng tới người nghe.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)