Thực hành tiếng Việt: Nghĩa của từ ngữ, biện pháp tu từ

Nội dung lý thuyết

Nghĩa của từ

1. Đọc những câu sau trong truyện Cây khế (Bùi Mạnh Nhị kể). Tìm những từ ngữ phù hợp để thay thế cho các từ ngữ in đậm. 

a) Quanh năm hai vợ chồng chăm chút cho nên cây khế xanh mơn mởn, quả lúc lỉu sát đất, trẻ lên ba cũng với tay được.

- mơn mởn: xanh non và tươi tốt.

- lúc lỉu: trĩu trịt.

b) Từ đó ròng rã một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm làm quả vợi hẳn đi.

- ròng rã: đằng đẵng.

- vợi hẳn: bớt dần hẳn đi.

2. Tìm những từ ngữ thể hiện sự khác biệt giữa vợ chồng người em và vợ chồng người anh trong hai đoạn trích sau:

a) Đoạn trích kể lại cảnh vợ chồng người em thấy chim ăn khế:

Một buổi sáng, hai vợ chồng ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Hai vợ chồng nhìn lên thì thấy có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai người đợi cho chim ăn xong bay đi mới lên cây hái. Từ đó ròng rã một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm làm quả vợi hẳn đi.

Một hôm đứng đợi chim ăn, người vợ nói:

- Ông chim ơi, ông ăn như thế còn gì là khế của nhà cháu nữa! Cây khế nhà cháu cũng sắp hết quả rồi đấy, ông ạ!

- Vợ chồng người em: 

+ Hai người đợi cho chim ăn xong bay đi mới lên cây hái.

+ Ông chim ơi, ông ăn như thế còn gì là khế của nhà cháu nữa! Cây khế nhà cháu cũng sắp hết quả rồi đấy, ông ạ!

b) Đoạn trích kể lại cảnh vợ chồng người anh thấy chim ăn khế:

Họ chỉ ăn và chờ ngày chim đến. Một buổi sáng, hai vợ chồng thấy luồng gió mạnh nổi lên và ngọn cây khế rung chuyền. Hai người hớt hải chạy ra thì quả nhiên thấy một con chim lớn đang ăn khế. Họ vội tru tréo lên:

-  Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn ráo ăn tiệt thì tôi cậy vào đâu.

- Vợ chồng người anh:

+ Họ chỉ ăn và chờ ngày chim đến.

+ Hai người hớt hải chạy ra.

+ Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn ráo ăn tiệt thì tôi cậy vào đâu.

3. Sự khác biệt giữa vợ chồng người em và vợ chồng người anh được thể hiện bằng những từ ngữ được in đậm trong bảng dưới đây:

Vợ chồng người emVợ chồng người anh
Hai vợ chồng nghe lời chim may một túi vải, bề dọc bề ngang vừa đúng ba gang.Hai vợ chồng cuống quýt bàn cãi may túi, sau lại sợ chim không ưng, bèn chỉ mang ra một túi như em nhưng to gấp ba lần, thành ra như một cái tay nải lớn.
Người chồng xách túi ra, chim rạp mình xuống đất cho anh trèo lên lưng rồi vỗ cánh bay lên.Người chồng tót lên chim ưng, còn người vợ vái lấy vái để chim thần.
Anh thấy hang sâu và rộng nên không dám vào.Trên lưng chim bước xuống, anh ta đã hoa mắt vì của quý. Vào trong hang anh ta lại càng mê mẩn tâm thần, quên đói, quên khát, cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải. Tay nải đã đầy, anh ta còn lấy thêm cả vàng dồn vào ống tay áo, ống quần đến nỗi nặng quá phải lê mãi mới ra khỏi hang

Biện pháp tu từ

4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu văn sau và nêu tác dụng:

a) Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hét lại đầy.

- Biện pháp tu từ: điệp từ.

- Tác dụng của biện pháp tu từ:

+ Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.

+ Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.

+ Niêu cơm thần tượng trưng cho lòng nhân đạo yêu hoà bình.

b) Chim bay mãi, bay mãi, qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả.

- Biện pháp tu từ: điệp ngữ.

- Tác dụng của biện pháp tu từ: Tăng sức gợi hình cho câu văn, thể hiện sự bao la, rộng lớn với những nơi mà chim thần bay qua. 

5. Đặt một câu có sử dụng biện pháp tu từ được chỉ ra ở bài tập 4.

Chúng tôi đi mãi, đi mãi nhưng vẫn chưa đến nơi.