Nội dung lý thuyết
- Uông Ngọc Dậu (1957), quê ở Thanh Hóa, là một nhà báo.
a. Thể loại
Văn bản nghị luận.
b. Bố cục
3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến "từ đời này sang đời khác...".
- Phần 2: Tiếp đến "hàng triệu tâm tư...".
- Phần 3: Tiếp đến "bình minh...".
- Phần 4: Còn lại
- "Mỗi làng quê Việt Nam, dù ở vùng nào, giai đoạn nào nào, cũng lưu giữ những câu chuyện về sự hi sinh cao cả vì nghĩa lớn, vì cộng đồng, dân tộc... Trong tâm thức người Việt Nam, sự hi sinh cao cả vì nghĩa lớn trở thành những huyền thoại, có sức sống lâu bền, truyền từ đời này sang đời khác...".
=> Cách đặt vấn đề bàn luận trực tiếp: sự hi sinh cao cả, anh dũng của những con người anh hùng vì nghĩa lớn của đất nước, dân tộc.
- Tác giả đưa ra những dẫn chứng về sự hi sinh vì nghĩa lớn:
=> Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho thấy sự hi sinh. Từ đó cho mọi người thấy, hiểu rõ, biết ơn những công lao to lớn của những người anh hùng không tiếc máu xương để bảo vệ độc lập tự do cho Tổ quốc, đem đến cuộc sống hòa bình cho con người.
- Các cách hi sinh:
=> Những con người Việt Nam anh hùng luôn kiên cường bất khuất, hiên ngang đối mặt với kẻ thù, không run rẩy, sợ hãi. Chính nhờ tinh thần ấy đã giúp họ chiến thắng kẻ thù.
- "Tượng đài vĩ đại nhất" chính là hình hài Tổ quốc, là cuộc sống hòa bình, tự do, hạnh phúc của người dân.
=> Những con người anh hùng đã hi sinh tuổi trẻ, sức khỏe, tính mạng của họ để đổi lấy hình hài Tổ quốc. Hình hài Tổ quốc chính là máu xương, mồ hôi, công sức, trí tuệ của họ. Đây chính là biểu tượng cho sự hi sinh cao đẹp của lớp lớp anh hùng liệt sĩ.
1. Nội dung
Văn bản bàn luận về sự hi sinh của những con người anh hùng. Họ đã không tiếc tuổi trẻ, máu xương để đổi lấy độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc. Chính họ đã tạo nên một tượng đài vĩ đại - hình hài Tổ quốc.
2. Nghệ thuật
- Bố cục chặt chẽ.
- Luận điểm cụ thể, rõ ràng.
- Dẫn chứng phong phú, xác đáng.
- Diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, giàu sức thuyết phục.