Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong (Nguyễn Đức Mậu)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Nguyễn Đức Mậu (1948)

- Quê quán: Nam Định.

- Là nhà thơ, nhà văn quân đội.

2. Tác phẩm

@440294@

- Thể thơ: Lục bát.

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Hành trình tìm mật ngọt của bầy ong

- Khái quát cuộc hành trình vô tận:

+ Cuộc hành trình chứa đựng những khó khăn: Đôi cánh đẫm nắng trời → Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. 

+ Cuộc hành trình cả đời không kết thúc: Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.

+ Định nghĩa về không - thời gian của cuộc hành trình: 

  • Không gian: Nẻo đường xa → Không gian mở, mơ hồ, gợi cảm giác xa xôi tới những vùng đất mới
  • Thời gian: Vô tận mở ra sắc màu → Thời gian không chấm dứt, dài đến vô tận, mang nhiều màu sắc thú vị. (Ẩn dụ: Thời gian - mở ra sắc màu).

- Cuộc hành trình cụ thể:

+ Địa điểm: Nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi bờ biển sóng tràn, nơi quần đảo, khơi xa. → Địa điểm khắp mọi miền đất nước, mở ra không gian vô tận.

+ Các loài hoa: Hoa chuối, hoa ban, hoa cây chắn bão, hoa nở không tên... → Những loài hoa gắn với đặc trưng từng vùng miền. Những loài hoa có tên và không tên đều góp phần tạo mật ngọt cho đời.

→ Điệp từ, điệp cấu trúc: Tìm nơi...

2. Ý nghĩa của cuộc hành trình ấy

- Những hy sinh lặng thầm của bầy ong:

+ Những con đường ong bay.

+ Trải qua mưa nắng vơi đầy.

- Nối những vùng đất với nhau bởi những "ngọt ngào":

@440555@

+ Nối liền mùa hoa.

+ Nối rừng hoang với biển xa.

+ Nơi đâu cũng tìm ra "ngọt ngào". → Nơi đâu cũng tìm ra mật ngọt, thành quả (kể cả có là ở trời cao). → Câu thơ được đưa vào ngoặc kép là một điểm đặc biệt.

- Giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai nhờ chắt được vị ngọt, mùi hương vào những giọt mật.

3. Ý nghĩa hàm ẩn về văn chương 

@440462@​

- Vầng trăng vốn là chất liệu của thi ca → Ám chỉ vầng trăng mang lại những nguồn thi liệu dồi dào cho sáng tác thơ ca.

- "Trời sao" có sự liên kết với "trời cao" ở câu trên → Chú ong mang mật ngọt khắp vùng trời.

- "Bầy ong - con chữ" → Đặt ngang hàng, dấu gạch ngang như thay thế từ "là". Quá trình ong nối liền mùa hoa cũng giống như con chữ nối lời bài ca.

- Thời gian: "đêm nay" - liên hệ với "vầng trăng" + Biện pháp so sánh "như thức cùng tôi"  → Thức để sáng tạo nghệ thuật chăm chỉ, để cảm nhận được những vị mật của cuộc đời.

➩ Hành trình sáng tạo nghệ thuật cũng giống như hành trình của bầy ong. Đầu tiên phải tìm chất liệu (hoa, mật hoa), vượt qua những khó khăn, phải trải nghiệm nhiều nơi, tiếp xúc nhiều thứ (cả nổi tiếng lẫn vô danh) để có thể đủ nguyên liệu liên kết tất cả các yếu tố. Điểm đích của cuộc hành trình đó là tạo ra sáng tạo nghệ thuật, những thành công, mật ngọt lưu giữ lịch sử, văn hóa,... của nhân loại. 

➩ Ca ngợi người nghệ sĩ cũng giống như loài ong chăm chỉ trên chặng đường sáng tạo nghệ thuật.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Nhà thơ ca ngợi hành trình âm thầm mà ý nghĩa của bầy ong khi lưu giữ những mùa hoa tàn phai cho đời. Đồng thời ca ngợi quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ.

2. Nghệ thuật

Nhiều hình ảnh ẩn dụ, kết hợp biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc,... cùng các từ láy, dấu câu sinh động, linh hoạt.