Thách thức của thiên nhiên

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Tác động của biến đổi khí hậu 

Quan sát các hình ảnh dưới đây và chỉ ra tác hại của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe và cuộc sống của con người.

Ảnh 1

Ảnh 2

Ảnh 3

Ảnh 4

Ảnh 5

Cháy rừng.

Hạn hán.

Lũ lụt.

Băng tan.

Sóng thần.

2. Thiên tai là dấu hiệu của thiên tai 

Quan sát bức tranh sau để:

- Xác định tên các hiện tượng thiên tai.

- Chỉ ra dấu hiệu nhận biết của các hiện tượng thiên tai.

- Thảo luận cách ứng phó trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra.

 

Ảnh 1

Ảnh 2

Ảnh 3

Xác định tên các hiện tượng thiên tai.

Sạt lở.

Lũ lụt.

Sóng thần.

Chỉ ra dấu hiệu nhận biết của các hiện tượng thiên tai.

Cần quan sát những thay đổi xảy ra xung quanh khu vực sinh sống như các rãnh thoát nước mưa trên các sườn dốc (đặc biệt là những nơi mà dòng nước chảy tụ lại), xuất hiện dấu vết sạt lở, cây bị sập… Cửa hoặc cửa sổ bị kẹt, không thể mở ra. Vết nứt mới xuất hiện trên tường, trần, gạch, hoặc nền. Bức tường ngoài, lề đường hoặc cầu thang không nguyên dạng. Xuất hiện các vết nứt mở rộng trên mặt đất hoặc trên lối đi. Vỡ mạch nước ngầm. Mặt đất có hiện tượng phồng rộp, đường bấp bênh. Nước phun ra từ mặt đất tại nhiều vị trí mới. Hàng rào, tường chắn, cột điện, cây cối bị nghiêng hoặc di chuyển.

Chú ý sự thay đổi của dòng nước. Nếu nước đang từ trong chuyển sang đục thì đây cũng là một dấu hiệu cho thấy sắp có sạt lở đất.

Khi bắt đầu nghe thấy tiếng rơi của đất đá và âm lượng tăng dần, mặt đất bắt đầu dịch chuyển xuống theo chiều dốc, các lớp đất thụt xuống, những âm thanh lạ, như tiếng cây gãy hoặc tảng đá va chạm với nhau tức là sạt lở đất sắp xảy ra và việc cần làm là nhanh chóng di dời khỏi khu vực nguy hiểm và thông báo cho chính quyền địa phương và hàng xóm để có thể được hỗ trợ kịp thời.

Lũ quét là một loại lũ đặc biệt lớn, dòng chảy xiết, có hàm lượng chất rắn cao và sức tàn phá lớn. Đặc điểm chính của lũ quét là chứa lượng vật rắn rất lớn, thường chiếm 3-10%, thậm chí trên 10% nên còn được gọi là lũ bùn đá.

Lũ quét thường xảy ra khi có lượng mưa lớn và kéo dài ở lưu vực các sông suối nhỏ miền núi, có độ dốc lớn, mặt lưu vực bị phong hoá mạnh, kết cấu kém. Lũ quét thường xảy ra trong thời gian ngắn (3-6h), vào ban đêm và sáng sớm, trong các tháng mùa lũ. Hiện nay chưa có khả năng dự báo được lũ quét.

Để đề phòng lũ lụt nói chung và lũ quét nói riêng cần phải tích cực khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn, đặc biệt là các khu vực thường gây ra lũ quét, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ lớp phủ thực vật, tăng khả năng giữ nước của lưu vực, hạn chế khả năng tập trung dòng chảy lũ.

Ở các khu vực thường xảy ra lũ quét cần được nghiên cứu kết hợp với việc quy hoạch khai thác trị thuỷ, xây dựng các hồ chứa nước nhiều tác dụng như: chống lũ, tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát điện, kết hợp với việc điều hoà lũ, phòng chống lũ quét.

Bão qua một số dấu hiệu như sau: trong những ngày đẹp trời, êm gió đi biển mà thấy những đợt sóng lừng từng đợt lên xuống đều đặn với một tần số chỉ bằng một nửa tần số sóng thường, tròn đầu, cự ly giữa hai đỉnh sóng rất dài (từ 200 – 300 m) có vẻ hiền lành, im lặng, thứ tự nhịp nhàng thì cần đề phòng cẩn thận, theo dõi tình hình thời tiết liên tục vì có thể đó là một trong những dấu hiệu có cơn bão sắp tới (vì bình thường sóng thường có đầu nhọn, bước sóng ngắn khoảng 50 – 100 m)…

Thảo luận cách ứng phó trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra.

- Trước thiên tai, lập kế hoạch:

Trước tiên, cần phải quan sát xung quanh. Bạn có ở trong tâm bão không? Bạn có ở trong vùng ngập lụt không? Bạn có ở trong vùng có động đất không? Hãy học cách ứng phó với từng loại thảm họa khác nhau, bạn sẽ cần làm gì trong từng trường hợp trên.

Tìm các tuyến đường di tản khẩn cấp và thảo luận với người thân. Chọn ra con đường tốt nhất để rời khỏi nhà và con đường tốt nhất để thoát  khỏi  thiên tai trong khu vực bạn sinh sống.

Nếu nhà bạn không thể làm địa điểm tập hợp người thân, hãy chuyển điểm tập hợp sang chỗ khác ở gần nhà hoặc trong khu vực bạn sống (ví dụ như quán cà phê hay nhà văn hóa). Nếu ngay cả việc này cũng không thực hiện được, hãy nghiên cứu kế hoạch di tản đến các khu vực khác.

- Chuẩn bị trong thiên tai:

Không thể nói trước được sẽ có những gì xảy ra trong thiên tai, nhưng những vật dụng thiết yếu như nước, điện, và điện thoại phải luôn sẵn sàng. Các tổ chức viện trợ và dịch vụ y tế sẽ không thể đến được chỗ bạn trong vài ngày, hoặc bạn có thể không về nhà được. Trong những trường hợp trên, việc trang bị sẵn sàng rất cần thiết.

Hội chữ thập đỏ khuyến cáo mỗi gia đình nên chuẩn bị 6 thứ sau tại nhà:

Nước: Chuẩn bị 3,7 lít nước cho một người/ngày. Mỗi người hãy dùng ít nhất một nửa lượng nước đó để uống, nửa còn lại dùng để nấu ăn và vệ sinh.

Thực phẩm: Hãy chọn những thứ gọn nhẹ, ít hư hỏng và không cần giữ lạnh hay chế biến. Có thể chọn đồ hộp ăn liền, trái cây, rau; nước ép đóng hộp; các món thiết yếu (muối, đường, tiêu ớt, gia vị); các thực phẩm năng lượng cao; vitamin; thực phẩm cho trẻ nhỏ, thực phẩm ăn liền. Hãy dự trữ các món bạn thích ăn. Thức ăn vừa miệng có thể khiến bạn thoải mái hơn khi khó khăn. Nếu bạn phải hâm nóng đồ ăn, hãy trữ sẵn cồn khô.

Hộp sơ cứu: Đảm bảo ở nhà và trong mỗi xe đều có hộp sơ cứu. Bạn nên trữ các loại thuốc không cần kê đơn như thuốc giảm đau, khó tiêu, buồn nôn.

Trang phục thiết yếu nhất: Bạn nên chuẩn bị sẵn một thùng nhỏ chứa ít nhất 1 bộ quần áo và 1 đôi dép cho mỗi người trong nhà. Chăn giữ ấm cũng rất cần thiết, nhất trong trường hợp có trẻ nhỏ.

Dụng cụ và vật dụng khẩn cấp: Không bao giờ là thừa khi bộ tiếp liệu của bạn có một ít giấy vệ sinh, xà phòng, vài chiếc chén giấy và muỗng đũa sử dụng một lần.

- Sau thiên tai

Chỉ quay về nhà khi chính quyền công bố khu vực nhà bạn đã an toàn;

Trước khi bước vào nhà, hãy chú ý kiểm tra xung quanh các dây điện bị đứt, dây gas bị rò rỉ, hư hỏng hoặc những thiệt hại khác để tránh tình huống bị giật điện, rơi đồ vào người;

Một phần căn nhà của bạn có thể bị hư hỏng hay sụp đổ. Hãy cẩn thận khi bước vào nhà. Kiểm tra xem mái hiên có vững không;

Cảnh giác với các loài vật hoang, đặc biệt là rắn độc có thể chui vào nhà bạn theo dòng lũ;

Nếu ngửi thấy mùi gas hay nghe tiếng xì, rời khỏi nhà ngay lập tức và báo cảnh sát chữa cháy;

Nếu dây điện bị rớt xuống bên ngoài nhà, tuyệt đối không đứng trong vùng nước hay trong chỗ bị ngập;

Giữ trẻ em và vật nuôi khỏi khu vực nguy hiểm và vùng ngập nước;

Những vật liệu như sản phẩm lau chùi, sơn, pin, nhiên liệu bẩn và thùng chứa nhiên liệu bị vỡ là những thứ nguy hiểm. Hãy liên hệ với chính quyền địa phương để được hỗ trợ xử lý nhằm phòng tránh nguy hiểm;

Hãy mặc đồ bảo hộ trong khi lau dọn, bao gồm găng tay cao su và ủng cao su. Bạn cần đảm bảo thực phẩm và nước uống của bạn an toàn để sử dụng. Vứt bỏ những thứ đã từng tiếp xúc với nước lũ, bao gồm đồ ăn hộp, chai nước, bộ muỗng đũa nhựa và núm vú cao su của em bé. Vứt bỏ mọi thứ khi không thể chắc chắn chúng an toàn.

3. Trình diễn trang phục tái chế 

Các nhóm trình diễn bộ sưu tập trang phục được làm từ các sản phẩm đã qua sử dụng như giấy báo, bìa, chai nhựa, ni-lông,...

VD: 

4. Thi hùng biện về Biến đổi khí hậu 

Tham gia thi hùng biện về chủ đề Biến đổi khí hậu.

VD: Điều mà toàn xã hội phải quan tâm nhất hiện nay, là tiếng chuông báo động lớn nhất, chính là vấn đề biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu Trái Đất: là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biến đổi đó bao gồm một số hiện tượng: nóng lên toàn cầu, băng tan, nhiệt độ thay đổi, hiện tượng nhà kính,…

Theo thống kê, số cơn bão trên biển Đông ảnh hưởng đến nước ta với cường độ mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn, quỹ đạo của bão trở nên dị thường và số cơn bão ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung bộ, Nam bộ ngày càng tăng. Ở Mỹ trong năm vừa qua đón những cơn lũ lụt kinh hoàng trong lịch sử khiến nhiều người dân thương vong và ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế quốc dân. Biến đổi khí hậu đang tác động rộng lớn trên toàn thế giới. Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên, thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người. Băng tan hai cực, sóng thần, ... lần lượt các thảm họa thiên tai diễn ra trên diện rộng trên nhiều quốc gia. Ngay như ở Việt Nam, bão lũ cũng xảy ra với tần suất cao và cường độ mạnh, ngày càng có nhiều làng "ung thư" xuất hiện,... Biến đổi khí hậu không phải là vấn đề của riêng ai. Quan tâm và chung tay hành động, chúng ta sẽ giúp cho Trái Đất ngày một xanh tươi, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.Ở nước ta đã có 12 tỉnh công bố tình trạng thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao; là các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài... dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm.

Có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến đổi khí hậu: do thiên nhiên, và do con người nhưng chủ yếu là do hoạt động của con người: chặt phá rừng bừa bãi, khói thải công nghiệp, xả thải nước trực tiếp ra biển, phá hỏng tầng ozon.

Hậu quả của những hoạt động này là rừng bị khai thác quá đà gây ra lụt lội, nhiều động vật mất nhà, con người phải chịu cảnh lũ lụt thường xuyên, môi trường khói bụi không có cây lọc khí CO2; băng tan ở hai cực gây ra sóng thần, đời sống người dân cực khổ; ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên; gây tình trạng hạn hán kéo dài ảnh hưởng tới vấn đề cây trồng vật nuôi; kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng; ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nông dân

Để giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu, chúng ta cần chủ động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, kêu gọi mọi người trên toàn thế giới chung tay góp sức bảo vệ Trái Đất. Chính phủ nên có những chính sách khai thác phù hợp.

Trái đất là ngôi nhà của chúng ta, vì thế bảo vệ trái đất không bị phá huỷ bởi ô nhiễm môi trường ta phải chung tay góp sức ngăn chặn hiện tượng này. Hãy tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển. Hãy tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. Những hoạt động tình nguyện của các cá nhân, tập thể có ý nghĩa thiết thực và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.

5. Tuyên truyền về giảm thiểu biến đổi khí hậu 

- Xây dựng tiểu phẩm tuyên truyền về những việc cần làm để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến cuộc sống, sức khỏe của con người.

- Trình diễn tiểu phẩm.

VD: 

6. Bảo vệ động vật quý hiếm 

- Trình bày những thông tin đã tìm hiểu được về động vật quý hiếm theo những gợi ý sau:

+ Tại sao những động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng?

VD: Những động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng vì nạn săn bắn động vật, do cháy rừng, hoặc do biến đổi khí hậu.

+ Làm thế nào để bảo vệ chúng?

VD: 

Đưa các loài động vật quý hiếm vào danh sách bảo tồn quốc gia

Xây dựng khu bảo tồn đv quý hiếm

Nhân giống các loài động vật quý hiếm

Cấm săn bắt, phá hủy nơi ở của động vật quý hiếm, xây dựng bộ luật.

Tăng cường công tác rà soát điều tra đường dây buôn bán động vật quý hiếm

Tuyên truyền nâng cao y thức toàn dân

- Chia sẻ cách thức vận động người thân, bạn bè và thành viên cộng đồng không sử dụng các đồ dùng và sản phẩm có nguồn gốc từ động vật quý hiếm.

VD: 

+ Tuyên truyền cổ vũ các bạn tham gia vào các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ động vật cho người thân bạn bè xung quanh. Tẩy chay những đồ dùng bằng da thú.

+ Đăng kí tham gia vào chương trình tình nguyện bảo vệ đv quý hiếm.

7. Sổ tay bảo vệ môi trường 

- Thiết kế Sổ tay bảo vệ môi trường theo gợi ý sau:

+ Bìa sổ tay;

+ Nội dung:

  • Bảo vệ môi trường đất;
  • Bảo vệ môi trường nước;
  • Bảo vệ môi trường không khí;
  • Bảo vệ động, thực vật.

VD: 

Bìa sổ tay: Bảo vệ môi trường dưới tác hại của biến đổi khí hậu.

Nội dung:

  • Bảo vệ môi trường đất: Phủ xanh đất trống đồi trọc, không đốt lửa trong rừng, không hút thuốc, xả rác bừa bãi trong rừng, không chặt cây..
  • Bảo vệ môi trường nước: Không xả rác ra biển, hồ, ao sông, suối, không đổ chất thải, tổ chức dọn vệ sinh ven biển.
  • Báo vệ môi trường không khí: Sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường như xe điện, xe đạp,..
  • Bảo vệ động, thực vật: đăng kí tham gia hội tình nguyện bảo vệ động vật.

- Giới thiệu cuốn Sổ tay bảo vệ môi trường trước lớp.

VD: Xin chào thầy cô và các bạn, tôi là…… Sau đây tôi sẽ thay mặt nhóm mình chia sẻ về cuốn Sổ tay bảo vệ môi trường. Tên bìa cuốn sổ tay của chúng tôi là Bảo vệ môi trường dưới tác hại của biến đổi khí hậu. Trong cuốn sổ, chúng tôi trình bày cách thức bảo vệ bốn nội dung chính: bảo vệ môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, động - thực vật. Cụ thể, ở trang bảo vệ môi trường đất chúng tôi đưa ra các hành động phủ xanh đất trống đồi trọc, không đốt lửa trong rừng, không hút thuốc, xả rác bừa bãi trong rừng, không chặt cây.. Với mục bảo vệ môi trường nước, chúng tôi đề nghị không xả rác ra biển, hồ, ao sông, suối, không đổ chất thải, tổ chức dọn vệ sinh ven biển. Tiếp theo là bảo vệ môi trường không khí, chúng tôi khuyến khích sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường như xe điện, xe đạp,.. Cuối cùng để bảo vệ động, thực vật, mọi người nên đăng kí tham gia hội tình nguyện bảo vệ động vật. Thông qua cuốn sổ này, chúng tôi mong muốn có thể truyền tới mọi người năng lượng tích cực trong việc bảo vệ môi trường, cải thiện Trái Đất, cải thiện chính cuộc sống của con người.

Thông điệp 

- Những hành động thiếu ý thức của con người đối với môi trường có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như khí hậu biến đổi, động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng,...

- Mỗi chúng ta cần chung tay, góp sức để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ Trái Đất xanh.