Sông núi nước Nam

Nội dung lý thuyết

SÔNG NÚI NƯỚC NAM

(Nam quốc sơn hà)

“Sông núi nước Nam” được coi là “bài thơ thần vì năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quận chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng trong một đem, quân sĩ chợt nghe tiếng ngâm thơ từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát làm cho quân giặc khiếp sợ.

1. Lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc

- Câu thơ 1: Nam quốc sơn hà Nam đế cư (Sông núi nước Nam vua Nam ở)

+ Trong quan niệm của xã hội xưa: toàn bộ diện tích lãnh thổ, của cải vật chất, con người của một đất nước đều thuộc về nhà vua. Người có quyền quyết định tất cả mọi thứ, thậm chí cả quyền sinh sát.

+ “Nam đế”: hoàng đế nước Nam, người đứng đầu của một quốc gia - thể hiện sự ngang hàng với phương Bắc.

- Câu thơ 2: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Rành rành định phận tại sách trời)

+ “Thiên thư”: sách trời - Lãnh thổ, địa phận của đất nước đã được ghi tại sách trời.

+ Điều này khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc ta là một chân lý không thể chối cãi và thay đổi được.

=> Một lời khẳng định đanh thép, bản lĩnh đã làm nổi bật sự hào hùng, mạnh mẽ và rất đỗi tự hào của tác giả về chủ quyền của dân tộc mình. Và hơn cả, đó cũng chính là niềm tự hào, tự tôn chung của cả dân tộc Việt Nam.

2. Sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc

- Câu thơ 3: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm (Cớ sao lũ giặc đến xâm phạm)

+ Câu hỏi tu từ: “như hà” - “cớ sao” nhằm khẳng định lại chủ quyền dân tộc.

+ “nghịch lỗ”: khẳng định những kẻ xâm lược đi xâm lược lãnh thổ là đang làm trái ý trời.

- Câu thơ 4: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!): Những kẻ đi xâm lược, cướp nước của dân tộc khác sẽ không có được kết thúc tốt đẹp.

=> Một lần nữa khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

* TỔNG KẾT

1. Nội dung: 

Văn bản thễ hiện niềm tin về sức mạnh của chính nghĩa và được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

2. Nghệ thuật:

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, xúc tích.

- Hình thức văn nghị luận với lập luận chặt chẽ

- Lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn, đanh thép, dõng dạc.