Sở thích và khả năng của em

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Hoạt động 1: Nhận diện những sở thích của bản thân.

- Tham gia trò chơi “Sở thích của tôi”.

- Xác định sở thích của mình và chia sẻ với các bạn:

Gợi ý:

+ Môn học yêu thích.

VD: Mình thích môn Toán/ Văn/ Lý/ Anh...

+ Hoạt động thể thao yêu thích.

VD: Mình thích chơi bóng đá/ bóng rổ/ bóng ném/ cầu lông...

+ Loại hình nghệ thuật yêu thích.

VD: Mình thích hát/ nhảy/ múa/...

+ Trò chơi yêu thích.

VD: Mình thích chơi Liên Quân/ búp bê/ nhảy dây...

+ Những món ăn yêu thích.

VD: Mình thích ăn sườn xào/ canh chua/ bít tết...

+ Màu sắc yêu thích.

VD: Mình thích màu xanh/ trắng/ hồng/ đen...

+ …

- Chia sẻ trước lớp điểm giống và khác nhau về sở thích lành mạnh của em và các bạn.

VD:

+ Điểm giống nhau: Cùng thích hát, màu đen và món canh chua cá lóc.

+ Điểm khác nhau: Bạn thích bóng rổ còn mình thích cầu lông. Bạn thích nhảy hiện đại còn mình thích múa dân gian.

Hoạt động 2: Nhận diện những khả năng của bản thân.

- Xác định khả năng của bản thân.

Gợi ý: 

+ Những việc em có thể làm được: vẽ, hát, nhảy,...

+ Những việc em có thể làm tốt: học giỏi môn Văn, nấu ăn ngon, múa đương đại giỏi,...

- Tìm những bạn có khả năng giống mình để tạo thành nhóm.

- Chia sẻ tài năng của các thành viên trong nhóm.

VD: Xin chào thầy cô và các bạn! Nhóm của mình bao gồm.... thành viên. Mỗi người lại có những sở thích khác nữa. Bạn.... thích bóng rổ trong khi bạn.... thích cầu lông. Bạn... và bạn... thích màu đen trong khi mình, bạn... và bạn.... thích màu trắng. Bạn.... thích ăn sườn chua ngọt, bạn.... lại thích canh chua cá lóc, ban.... thì thích bít tết,... Tuy nhiên, bọn mình trở thành một nhóm vì cùng chung niềm yêu thích với việc ca hát. 

Hoạt động 3: Thể hiện khả năng, sở thích của bản thân.

Làm việc theo nhóm cùng khả năng, sở thích để:

- Lựa chọn, xác định sản phẩm mà nhóm sẽ cùng tạo ra.

VD:

+ Sở thích ca hát thì tạo ra một tiết mục văn nghề.

+ Sở thích vẽ thì cùng nhau tạo một bức tranh.

+ Sở thích làm đồ handmade thì sẽ làm một sản phẩm nào đó bằng tay.

...

- Hợp tác cùng thực hiện tạo ra sản phẩm (một tiết mục văn nghệ, một bức tranh hoặc một sản phẩm nào đó làm bằng tay,...) để trình bày vào tiết sinh hoạt lớp.

VD: 

Hãy hành động

- Tự tin về khả năng và sở thích lành mạnh của bản thân.

- Và chia sẻ với gia đình về sở thích, khả năng của bản thân để được tạo điều kiện phát triển.

- Tham gia các hoạt động, câu lạc bộ theo sở thích của bản thân.

- Thường xuyên rèn luyện những khả năng của bản thân.