Quan tâm đến người thân

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Sự cần thiết của việc quan tâm đến người thân

Tranh luận về sự cần thiết của việc quan tâm đến người thân.

VD: Người thân luôn là người gần gũi với chúng ta nhất vì vậy việc quan tâm đến người thân luôn là điều cần thiết. Việc chăm sóc người thân cần phải thường xuyên giống như việc chúng ta chăm sóc người thân ruột thịt của mình. Bởi khi bạn vấp ngã hay thành công người thân sẽ là người mãi mãi ủng hộ và bảo vệ bạn.

2. Quan tâm, chăm sóc người thân 

- Nêu cách quan tâm, chăm sóc người thân trong các tình huống sau đây:

+ Người thân bị ốm;

VD: Đầu tiên sẽ hỏi han tình trạng bệnh tình của người thân. Sau đó sẽ chăm sóc người thân bằng các hành động như: vắt cam, lấy thuốc, mua đồ ăn,...

+ Người thân gặp chuyện buồn;

VD: Đầu tiên sẽ hỏi han vấn đề của người thân. Sau đó an ủi và nêu hướng giải quyết (nếu có thể) cho người thân.

- Chia sẻ cảm xúc khi em chăm sóc người thân và cảm xúc của người thân khi nhận được sự chăm sóc của em.

VD: Em rất vui khi có thể giúp đỡ được người thân của mình. Khi mẹ em được em chăm sóc mẹ rất cảm động và hạnh phúc.Tình cảm mẹ con cũng trở nên thắm thiết hơn.

3. Quan tâm lẫn nhau trong gia đình 

Quan sát các bức tranh dưới đây để:

- Mô tả tình huống;

VD:

Hình ảnh 1: Cậu bé muốn giúp mẹ khi thấy mẹ đang nấu ăn ở bếp trông có vẻ mệt mỏi

Hình ảnh 2: Chị gái nhìn thấy em trai mình không hiểu bài.

- Đề xuất cách thể hiện sự quan tâm đến người thân trong mỗi tình huống.

VD:

Hình ảnh 1: Cậu bé có thể giúp mẹ sắp xếp bát đũa, hay nhặt rau làm những việc đơn giản để phụ mẹ nấu ăn.

Hình ảnh 2: Chị gái có thể đến bên bàn em trai hỏi em không hiểu chỗ nào, có cần mình giúp không và giúp đỡ người em.

4. Chia sẻ một kỉ niệm về sự quan tâm của người thân đối với mình

Chia sẻ kỷ niệm về sự quan tâm của người thân dành cho mình.

VD:

Mẹ em là một người phụ nữ dịu hiền và tần tảo. Cả cuộc đời bà luôn hi sinh cho chồng, cho con. Mỗi ánh mắt, cử chỉ, lời nói của mẹ luôn đong đầy tình yêu thương.

Có một lần, em bị ốm nặng do đi giữa trời nắng quên không đội mũ. Lúc đầu, chỉ cảm thấy hơi mệt, nên em đã về phòng nằm ngủ mà không nói gì với mẹ. Một lát sau, càng lúc, cơn đau đầu càng dữ dội hơn, cơ thể nặng như đeo chì. Lúc ấy, em biết là mình đã bị ốm thật rồi. Không chỉ khó chịu, mệt mỏi, em còn rất sợ bị mẹ mắng vì không nghe lời mẹ dẫn tới bị ốm. Thế là em cứ nằm lì trong phòng ngủ mà không gọi mẹ.

Đến tối, thấy lạ khi em mãi không xuống nhà ăn cơm, mẹ đã lên phòng tìm em. Khi nhìn thấy em mệt mỏi nằm yên trên giường, người đắp đầy chăn, mẹ hiểu ngay. Em còn nhớ rõ vẻ mặt của mẹ lúc ấy. Đôi mày của mẹ cau vào, hai mắt nhòe nước mắt, hai tay run run sờ lên má, lên trán, lên cổ em. Giọng mẹ nghẹn ngào:

- Con bị ốm sao không gọi mẹ hả? Con mệt từ khi nào rồi hả con? Con đau chỗ nào, bảo mẹ nghe?

Những câu hỏi dồn dập của mẹ khiến em cảm thấy thật ấm lòng. Như tìm được chỗ dựa của mình, em thút thít kể cho mẹ những đau nhức mà mình đang phải chịu đựng. Nghe em kể, mẹ dịu dàng vuốt tóc và dém chăn, mắt không rời khỏi em. Rồi, mẹ dặn em nằm ngủ và vội vàng đi mua thuốc. Tối hôm ấy, đã lâu rồi, em mới được mẹ chăm sóc từng chút một như thế, hệt một đứa trẻ. Mẹ đút cho em từng thìa cháo, rồi rót nước, dỗ em uống thuốc. Nhìn em ăn, mẹ dịu dàng mỉm cười, rồi khen không ngớt miệng làm em ngượng ngùng lắm. Nhưng cùng với đó, là niềm hạnh phúc ngập tràn, vì được làm người con mà mẹ yêu thương hết mực. Suốt đêm hôm đó, mẹ không về phòng mà nằm cạnh giường em để chăm sóc em. Hành động ấy của mẹ khiến em cảm thấy thật có lỗi vì đã không biết nghe lời.

Hai ngày sau, em hoàn toàn khỏi bệnh. Tất cả là nhờ sự chăm sóc chu đáo của mẹ. Sau lần đó, em đã tự hứa sẽ làm đứa con ngoan của mẹ, không bao giờ làm trái lời mẹ dặn nữa.

5. Làm các sản phẩm Trao Gửi Yêu Thương

- Làm các đồ vật đơn giản bằng giấy, bìa, nhựa,...

VD:  - Cho tặng sản phẩm đó cho người thân trong gia đình.

6. Trải nghiệm yêu thương 

- Chia sẻ cảm xúc của bản thân khi tạo các sản phẩm Trao Gửi Yêu Thương cho người thân.

VD: Em rất vui khi mình có thể làm một chút gì đó để gửi tặng người thân của mình. Qua đó, em có thể bày tỏ tấm lòng và sự trân trọng của mình với những người quan trọng trong cuộc đời em.

- Kể về cảm xúc của người thân khi được nhận món quà đó.

VD: Em đã tặng một tấm thiệp với những lời chúc dành cho mẹ vào ngày 8-3. Mẹ em rất vui vào xúc động vì con gái đã biết nghĩ cho mẹ. Mẹ nói mẹ sẽ trân trọng món quà nhỏ này.

7. Văn nghệ về chủ đề Gia đình 

Biểu diễn các tiết mục văn nghệ về chủ đề Gia đình.

VD:

Thông điệp

- Sự quan tâm đến người thân trong gia đình có thể được thể hiện thông qua cử chỉ, lời nói hay việc làm thường ngày.

- Thể hiện sự quan tâm đến những người thân trong gia đình sẽ tạo được sự gắn bó, yêu thương lẫn nhau.