Quan hệ từ

Nội dung lý thuyết

I. Thế nào là quan hệ từ?

1. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định quan hệ từ trong những câu dưới đây:

a) Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều.

(Khánh Hoài)

b) Hùng Vương thứ mười tám có m ột người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

c) Bởi tôi ăn uổng điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.

(Tô Hoài)

d) Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay ẹ không tập trung được vào việc gì cả.

(Lý Lan)

Trả lời: 

a) Của.

b) Như.

c) Bởi ...và ... nên.

d) Nhưng.

@958788@

2. Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ.

Trả lời:

- Quan hệ từ của liên kết hai từ ngữ đồ chơi, chúng tôi dùng biểu thị quan hệ sở hữu.

- Quan hệ từ như liên kết hai từ đẹp, hoa dùng biểu thị quan hệ so sánh.

- Quan hệ từ  và liên kết hai từ ngữ ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực dùng biểu thị quan hệ đẳng lập.

- Quan hệ từ Bởi... nên... liên kết hai mệnh đề của câu, dùng biểu thị quan hệ nhân quả.

- Nhưng biểu thị quan hệ đối nghịch giữa Mẹ thường …và hôm nay…

3. Ghi nhớ

Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,... giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

@958870@

II. Sử dụng quan hệ từ

1. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có?

a) Khuôn mặt của cô gái

b) Lòng tin của nhân dân

c) Cái tủ bằng gỗ mà anh mới mua

d) Nó đến trường bằng xe đạp

e) Giỏi về toán

g) Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây

h) Làm việc ở nhà

i) Quyển sách đặt ở trên bàn

Trả lời: 

Các trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ (vì những trường hợp này nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ).

b) Lòng tin của nhân dân

d) Nó đến trường bằng xe đạp

g) Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây

h) Làm việc ở nhà

Các trường hợp không bắt buộc phải dùng quan hệ từ:

a) Khuôn mặt của cô gái

c) Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua

e) Giỏi về toán

i) Quyển sách đặt ở trên bàn 

@958932@

2. Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau đây:

Nếu...       .......

...          .......

Tuy...        .......

Hễ...         .......

Sở dĩ...     .......

Trả lời:

- Nếu...      thì...

- Vì...         nên...  

- Hễ...        thì...

- Sở dĩ...    vì...

3. Đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm được

- Nếu chúng ta cố gắng thì chúng ta sẽ đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

- Vì trời mưa to nên đường trơn trợt.

- Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng anh ấy vẫn học rất giỏi.

- Hễ trời mưa to thì chúng ta ở nhà.

- Sở dĩ lá rụng nhiều vì gió quá lớn.

4. Ghi nhớ

1. Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dúng cũng được, không dùng cũng được).

2. Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp.

@959022@