Nội dung lý thuyết
Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.
Đề 1: Từ ý kiến dưới đây, anh (chị) suuy nghĩ gì về việc "chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới"?
"Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới... Nhưng bên cạnh là cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất là khả năng thực hành và sáng tạo hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề...".
(Theo Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
Đề 2: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình (bài II).
Đề 3: Về một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến.
❓Câu hỏi:
1. Đề nào có định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai?
2. Vấn đề cần nghị luận của mỗi đề là gì?
3. Phạm vi bài viết đến đâu? Dẫn chứng, tư liệu thuộc lĩnh vực đời sống xã hội hay văn học?
Trả lời:
1. Đề số 1 có tính định hướng cụ thể, còn đề 2 và 3 là để mở, yêu cầu người viết phải tự xác định hướng triến khai.
2. Vấn đề cần nghị luận của mỗi đề:
- Đề 1: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
- Đề 2: Làm rõ tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình II.
- Đề 3: Vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.
3. Phạm vi dẫn chứng bài viết của các bài:
- Đề 1: Dẫn chứng thực tế xã hội là chủ yếu.
- Đề 2: Thơ Hồ Xuân Hương là chủ yếu: dẫn chứng thuộc lĩnh vực văn học.
- Đề 3: Thơ Nguyễn Khuyến là chủ yếu: dẫn chứng thuộc lĩnh vực văn học.
Lập dàn ý là sắp xếp các ý theo trình tự logic. Lập dàn ý giúp người viết không bỏ sót những ý quan trọng, đồng thời loại bỏ được những ý không cần thiết. Lập được dàn ý tốt, có thể viết dễ dàng hơn, nhanh hơn và hay hơn.
Gợi ý:
- Ở đề 1, từ ý kiến của Vũ Khoan, có thể xác định được bao nhiêu luận điểm, bao nhiêu luận cứ cho từng luận điểm? Đó là những luận điểm, luận cứ nào?
- Ở đề 2, cần dựa vào bài học ở phần Văn học để xác định tâm sự và diễn biến tâm trạng của nhà thơ. Mỗi nét tâm trạng có thể coi như một luận điểm trong bài viết.
- Ở đề 3, người viết phải tự xác định một vấn đề mà mình nắm vững hoặc tâm đắc nhất để triển khai, chẳng hạn: vẻ đẹp mùa thu trong bài thơ, tâm trạng của nhà thơ, vẻ đẹp ngôn ngữ của bài thơ,... Tuỳ vấn đề được lựa chọn mà xác định các luận điểm làm sáng tỏ cho vấn đề đó.
Tìm những luận cứ làm sáng tỏ cho từng luận điểm.
a) Mở bài: Nhìn chung phần mở bài thường có nhiệm vụ giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề.
b) Thân bài: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong luận điểm theo một trình tự logic (quan hệ chỉnh thể - bộ phận, quan hệ nhân - quả, diễn biến tâm trạng,...).
c) Kết bài: Tóm lược nội dung đã trình bày hoặc nêu những nhận định, bình luận, nhằm khơi gợi suy nghĩ cho người đọc.
4. Để dàn ý mạch lạc, cần có kí hiệu trước mỗi đề mục, ví dụ: I, II, III,...; 1, 2, 3,...; a, b, c,...
1. Phân tích đề là công việc trước tiên trong quá trình làm một bài văn nghị luận. Khi phân tích đề, cần đọc kĩ đề bài, chú ý những từ then chốt để xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và phạm vi tư liệu sử dụng.
2. Quá trình lập dàn ý gồm: xác lập luận điểm, luận cứ, sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo một trình tự logic, chặt chẽ. Cần có kí hiệu trước mỗi đề mục để phân biệt luận điểm, luận cứ trong dàn ý.