Ôn tập Chương 2

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Hệ thống hoá kiến thức

loading...

II. Bài tập

Câu 1.

@2703327@

Câu 2.

@2703399@

Câu 3. Khi mắc bệnh do vi khuẩn gây ra, bệnh nhân thường được kê đơn thuốc có chứa kháng sinh. Tại sao kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn mà ít gây ảnh hưởng đến tế bào người?

Thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn nên có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Tế bào người không có thành tế bào nên không bị tác động.

Câu 4. Tại sao khi sử dụng các loại thuốc tiêu diệt các loài động vật kí sinh (giun tròn) thường ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người hơn so với các loại kháng sinh được sử dụng để chữa bệnh do vi khuẩn gây ra?

Giun tròn và người đều là sinh vật nhân thực, đều được cấu tạo từ tế bào nhân thực nên có cấu tạo tế bào giống nhau. Trong khi đó, vi khuẩn là tế bào nhân sơ nên có nhiều điểm khác biệt. 

Vì vậy, thuốc tiêu diệt các loài động vật kí sinh thường ảnh hưởng đến sức khoẻ con người hơn so với các loại kháng sinh dùng để tiêu diệt vi khuẩn.

Câu 5. Tại sao lá ở một số loài thực vật (tía tô, rau dền, huyết dụ,...) lại có màu đỏ hoặc tím trong khi lá ở các loài khác thì không?

loading...
Rau dền

Một số loài thực vật (tía tô, rau dền, huyết dụ,...) có lá màu đỏ hoặc tím do trong lá có hàm lượng carotenoid cao hơn diệp lục.

Câu 6. Khi hình dạng tế bào thay đổi có thể ảnh hưởng đến chức năng của tế bào, ví dụ: Tế bào hồng cầu bình thường có hình đĩa, khi bị đột biến có hình liềm (bệnh hồng cầu hình liềm). Hãy tìm hiểu thông tin về bệnh hồng cầu hình liềm và cho biết sự thay đổi hình dạng của tế bào hồng cầu đã gây ra những hậu quả gì.

loading...

Hậu quả của bệnh hồng cầu hình liềm: các tế bào hồng cầu thay đổi hình dạng, có kích thước nhỏ, dễ bị vỡ, khả năng vận chuyển oxygen rất kém dẫn đến suy nhược cơ thể, thiếu máu, thậm chí suy tim. Bên cạnh đó, các tế bào hồng cầu hình liềm vón cục gây tắc các mạch máu nhỏ dẫn đến tổn thương não và các cơ quan; các tế bào này khi tích tụ gây tổn thương lá lách.