Nói và nghe: Giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Định hướng

a. Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi là trình bày cho người nghe những quy định mà các thành viên tham gia hoạt động hay trò chơi ấy cần tôn trọng và chấp hành.

@2123558@

b. Để giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi, các em cần chú ý:

- Lựa chọn một hoạt động hay trò chơi.

- Tìm hiểu các quy tắc, luật lệ của hoạt động hay trò chơi đã chọn.

- Lập dàn ý cho bài nói của mình.

- Trình bày ý kiến theo dàn ý; chú ý đến điệu bộ, cử chỉ,...

- Bảo đảm thời gian trình bày, biết lắng nghe ý kiến của người khác.

2. Thực hành

Bài tập: Dựa vào văn bản "Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang", giới thiệu một số quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang hoặc ở địa phương em.

a. Chuẩn bị (về hoạt động đấy vật ở Bắc Giang)

- Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang.

- Tìm hiểu các thông tin liên quan đến quy tắc của hoạt động đấu vật.

- Xem lại nội dung, yêu cầu thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động đã nêu ở phần Viết.

- Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video,... và máy chiếu, màn hình (nếu có).

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

  • Hoạt động đấu vật được nói tới trong bài diễn ra ở đâu?

Lễ hội vật cầu nước làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang) được tổ chức vào các ngày 12,13 và 14 tháng Tư âm lịch. Lễ hội là nét tín ngưỡng thờ Thần Mặt Trời của người dân làm nông nghiệp từ thời cổ xưa, mang tính lịch sử, độc đáo, vui vẻ, kịch tính và "độc nhất vô nhị".

Lễ hội vật cầu nước được tổ chức trên sân chính của đền thờ Thánh Tam Giang, có diện tích khoảng 200m2, mặt sân là bùn nhão, ở hai đầu sân có hai hố để đẩy cầu xuống.

  • Mục đích của thi đấu vật là gì? Những ai tham gia một trận đấu vật?
    • Mục đích: Lễ hội là nét đặc trưng của văn hóa lúa nước, thể hiện niềm khao khát của cư dân nông nghiệp cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội “độc nhất vô nhị” này thu hút rất đông du khách.
    • Đối tượng tham gia: Các thanh niên khỏe mạnh.
  • Có những quy định gì về hoạt động đấu vật?
    • Các thanh niên khỏe mạnh tham gia hội vật cầu được gọi là "quan cầu". Họ được chia làm hai giáp (mỗi giáp tám người), gọi là giáp trên và giáp dưới. Trước khi ra sân đấu, các "quan cầu" phải vào đền Thánh làm lễ, họ được uống bát rượu trắng và ăn dưa hấu, theo phong tục cổ truyền.

  • Trình tự tiến hành hoạt động đấu vật như thế nào?

+ 16 thanh niên khỏe mạnh tham gia hội vật gọi là quan cầu được chia làm hai giáp (mỗi giáp tám người), gọi là giáp trên và giáp dưới.

+ Sau đó, các thành viên của hai giáp lần lượt lên đấu vật với nhau theo từng đôi, trước khi quả cầu được đưa ra sân đấu. 

+ Các đấu thủ của hai giáp tranh cướp rất quyết liệt quả cầu lớn được làm bằng gỗ mít trên mặt sân bùn nhão. Mỗi lần đẩy được cầu xuống hố là kết thúc một hiệp.

  • Giá trị và ý nghĩa của hoạt động đấu vật là gì?
    • Lễ hội là nét đặc trưng của văn hóa lúa nước, thể hiện niềm khao khát của cư dân nông nghiệp cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Đây được xem là lễ hội “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam, thu hút nhiều du khách.
    • Cũng như một số lễ hội dân gian truyền thống khác, lễ hội Vật cầu nước làng Vân mang đậm những nét tâm linh của cư dân trồng lúa nước định canh, hội mang nhiều yếu tố về phồn thực, rèn luyện sức khỏe, thỏa mãn nét văn hóa cổ xưa.

- Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

  • Mở đầu: Giới thiệu hoạt động.
  • Nội dung chính: Giới thiệu cụ thể các quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật theo một trật tự nhất định.
  • Kết thúc: Nêu giá trị và ý nghĩa của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang nói riêng và đấu vật truyền thống của dân tộc nói chung.

c. Nói và nghe

Người nóiNgười nghe

- Dựa vào dàn ý để trình bày, giải thích về quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang.

- Trình bày bằng lời, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chỉ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

- Tập trung lắng nghe ý kiến của người khác.

- Nhận xét được những điểm mạnh và điểm yếu về cách thức trình bày của người nói.

- Đưa ra ý kiến để trao đổi, thảo luận.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

Người nóiNgười nghe

Đối chiếu với dàn ý, tham khảo nhận xét của người nghe để kiểm tra:

- Nội dung và cách thức trình bày quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật đã đáp ứng được yêu cầu chưa? Cần bổ sung và điều chỉnh những gì? ...

- Nhận biết các lỗi về nội dung và cách thức trình bày; có hướng sửa chữa các lỗi trong khi phát biểu, giới thiệu.

- Nắm được nội dung mà người nói giới thiệu, nhất là các quy định, luật lệ của một trận đấu vật; hỏi lại các điểm chưa rõ; bổ sung thêm các nội dung khác nếu thấy người nói nêu chưa đủ;...

- Rút kinh nghiệm về thái độ khi nghe người nói phát biểu, trình bày (sự tập trung, hướng về người nói, ghi chép và cách chất vấn,...)