Nội dung ôn tập học kì II

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1: Thống kê tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 7, tập hai theo bảng sau:

LoạiThể loại hoặc kiểu văn bảnTên văn bản đã học
Văn bản văn học
  • Truyện ngụ ngôn và tục ngữ.

 

 

 

 

  • Thơ.

 

 

  • Kí.

- Ếch ngồi đáy giếng.

- Đẽo cày giữa đường.

- Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1).

- Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân.

- Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2).

- Những cánh buồm.

- Mây và sóng.

- Mẹ và quả.

- Cây tre Việt Nam.

- Người ngồi đợi trước hiên nhà.

- Trưa tha hương.

Văn bản nghị luậnNghị luận văn học.

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Đức tính giản dị của Bác Hồ.

- Tượng đài vĩ đại nhất.

Văn bản thông tinVăn bản thông tin.

- Ghe xuồng Nam Bộ.

- Tổng kiểm soát phương tiện giao thông.

- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa.

Câu 2: Nêu nội dung chính của các bài đọc hiểu trong sách Ngữ văn 7, tập hai theo bảng sau:

LoạiTên văn bảnNội dung chính
Văn bản văn học

- Ếch ngồi đáy giếng.

 

 

- Đẽo cày giữa đường.

 

- Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1).

 

- Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân.

 

- Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2).

 

- Những cánh buồm.

 

- Mây và sóng.

 

- Mẹ và quả.

 

 

- Cây tre Việt Nam.

 

 

- Người ngồi đợi trước hiên nhà.

 

- Trưa tha hương.

- Tác giả dân gian mượn câu chuyện của con ếch để phê phán những người nông cạn, thiếu hiểu biết mà lại huênh hoang, coi thường người khác. Từ đó, gửi gắm bài học khuyên nhủ mỗi người cần biết tự tìm tòi, học hỏi mở rộng hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.

- Câu chuyện kể về người thợ mộc đẽo cày theo ý người khác dẫn đến kết quả mất hết vốn liếng. Qua đó, tác giả dân gian nhắn nhủ mỗi người cần có chính kiến, kiên định, biết lắng nghe có chọn lọc, không nên vội vàng nghe theo lời người khác.

- Những câu tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta trong quá trình lao động, sản xuất để truyền lại cho thế hệ sau. Những câu tục ngữ về con người, xã hội tôn vinh những giá trị tốt đẹp của con người, gửi gắm những lời khuyên, bài học về lối sống, những phẩm chất đạo đức con người cần phải rèn luyện và phát huy.

- Mượn câu chuyện của các bộ phận trong cơ thể, truyện đưa ra bài học: cần biết đoàn kết, gắn bó, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để xây dựng tập thể vững mạnh; không nên so bì, ghen tị, đố kị với người khác.

- Câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động đúc kết những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong lao động và dự đoán trước các hiện tượng tự nhiên để từ đó phục vụ cho cuộc sống, công việc lao động của con người. Câu tục ngữ về con người, xã hội gửi gắm những bài học về phẩm chất đạo đức, lối sống để từ đó, con người hoàn thiện bản thân hơn.

- Bài thơ khắc họa câu chuyện tâm tình của hai cha con trên bãi biển, trong một buổi sớm bình minh đẹp đẽ. Qua đó, người đọc thấy được niềm mong ước, những khao khát đang dang dở, được thế hệ sau tiếp nối. Bài thơ thể hiện tình cảm cha con đầy thiêng liêng, cao cả.

- Bài thơ ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Bài thơ thể hiện tình yêu thương trẻ thơ, tấm lòng nhân hậu của tác giả.

- Bài thơ viết về hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ làm ra trái ngọt cho đời. Những trái ngọt ấy là quả chín tay mẹ vun trồng, cũng chính là sự thành công, trưởng thành của đứa con. Những câu thơ ca ngợi công lao trời bể của mẹ và nhắc nhở con người về ý thức trách nhiệm đền đáp công sơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

- Văn bản ca ngợi vẻ đẹp, sự gắn bó của cây tre đối với con người, đất nước Việt Nam từ xưa đến nay. Qua đó, nhà văn bộc lộ tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Việt Nam và  truyền thống văn hóa dân tộc.

- Văn bản kể về câu chuyện dì Bảy - người phụ nữ có chồng tham gia chiến tranh và đã hi sinh trên chiến trường. Qua câu chuyện, tác giả bộc lộ niềm thương cảm đối với số phận của con người trong chiến tranh đồng thời, lên án chiến tranh đã chia cắt con người, cướp đi những người thân yêu nhất của họ.

- Văn bản là câu chuyện về nỗi nhớ quê hương của con người xa quê. Âm thanh quen thuộc, giản dị đã khơi gợi lại những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ của tôi về quê hương. 

Văn bản nghị luận

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

 

- Đức tính giản dị của Bác Hồ.

 

- Tượng đài vĩ đại nhất.

- Văn bản làm sáng tỏ tinh thần yêu nước - một truyền thống tốt đẹp, quý báu của dân tộc Việt Nam. Qua văn bản, độc giả cảm thấy tự hào về những giá trị cao quý của dân tộc.

- Văn bản ca ngợi đức tính giản dị của Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Qua văn bản, tác giả thể hiện niềm tự hào về người con vĩ đại của dân tộc với đời sống tinh thần phong phú, tư tưởng, tình cảm cao đẹp.

- Văn bản bàn luận về sự hi sinh của những con người anh hùng. Họ đã không tiếc tuổi trẻ, máu xương để đổi lấy độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc. Chính họ đã tạo nên một tượng đài vĩ đại - hình hài Tổ quốc.

Văn bản thông tin

- Ghe xuồng Nam Bộ.

- Tổng kiểm soát phương tiện giao thông.

- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa.

- Văn bản cung cấp những thông tin về các loại xuồng, ghe ở vùng Nam Bộ. Qua đó, người đọc thấy được sự phong phú, đa dạng của loại phương tiện có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, kinh tế của người dân nơi đây.

- Văn bản cung cấp thông tin về các trường hợp vi phạm và các lỗi vi phạm khi tham gia giao thông của các phương tiện.

- Văn bản cung cấp cho người đọc thông tin về các phương tiện di chuyển của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thời xưa.

Câu 3: Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc thơ, truyện ngụ ngôn, kí (tùy bút, tản văn) và văn bản nghị luận, văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7, tập hai.

- Văn bản văn học:

  • Thơ:

* Những yếu tố về hình thức:

+ Số đoạn (khổ thơ), số dòng thơ trong mỗi đoạn (khổ), số từ trong mỗi dòng thơ

+ Cách gieo vần trong bài thơ (vần chân, vần lưng…)

* Những yếu tố về nội dung:

+ Yếu tố miêu tả: làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng

+ Yếu tố tự sự: thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần

+ Ngôn ngữ thơ: hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết

  • Truyện:

+ Đặc điểm hành động, tính cách nhân vật.

+ Những bài học gửi gắm qua các câu chuyện.

  • Ký:

+ Chú ý các chi tiết giàu tình cảm, trữ tình.

+ Đọc kĩ để nắm được thông điệp giá trị sâu sắc của bài tản văn.

- Văn bản nghị luận:

+ Chú ý các luận điểm, lý lẽ được người viết đưa ra.

+ Chú ý các bằng chứng cụ thể.

+ Hiểu được vấn đề người viết muốn bàn luận.

- Văn bản thông tin:

+ Nắm được thông tin người viết muốn trình bày.

+ Xác định được cách triển khai thông tin.

Câu 4: Nêu những thể loại khác nhau của các văn bản văn học đã học ở hai tập sách Ngữ văn 7.

Thể loạiTập mộtTập hai
TruyệnTruyện ngắn và tiểu thuyếtTruyện ngụ ngôn
ThơThơ bốn chữ, năm chữThơ tự do
 Tùy bút và tản văn

Câu 5: Nêu những điểm khác nhau về đề tài, phạm vi của văn bản nghị luận và văn bản thông tin đã học trong hai tập sách Ngữ văn 7.

Loại văn bảnTập mộtTập hai
Văn bản nghị luậnNghị luận văn họcNghị luận xã hội
Văn bản thông tinGiới thiệu về những truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam Giới thiệu những đặc điểm về phương tiện giao thông và tình hình giao thông ở các vùng miền 

VIẾT

Câu 6: Thống kê tên các kiểu văn bản và yêu cầu luyện viết các kiểu văn bản ấy trong sách Ngữ văn 7, tập hai theo bảng sau:

Tên kiểu văn bảnYêu cầu cụ thể
Nghị luậnViết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”
Biểu cảmHãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)
Nghị luậnViết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị”
Biểu cảmViết bài văn biểu cảm về hình ảnh nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương
Tự sựTóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa” theo 2 yêu cầu: 5-6 dòng và 10-12 dòng.

Câu 7: Nêu và phân tích một số ví dụ cụ thể để thấy mối quan hệ giữa các nội dung đọc hiểu và yêu cầu viết trong các bài ở sách Ngữ văn 7, tập hai.

Gợi ý: Sau khi đọc hiểu bài Đẽo cày giữa đường, học sinh sẽ được viết bài văn: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”. Như vậy, học sinh có thể vận dụng kiến thức phần đọc hiểu để viết bài; đồng thời, trong quá trình viết sẽ củng cố lại kiến thức đã học ở phần đọc hiểu.

Câu 8: Nêu và phân tích một bài cụ thể về quy trình viết bốn bước được thể hiện trong phần Viết ở một bài học cụ thể trong sách Ngữ văn 7, tập hai.

Bài tập: Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: "Thế nào là lối sống giản dị?".

a. Chuẩn bị

- Đọc kĩ lại văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) và xem lại nội dung đọc hiểu văn bản này.

- Xem mục Định hướng nêu trên để nắm vững các yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống xã hội.

- Tập hợp những hiểu biết từ sách, báo,... và đời sống thực tế về những câu nói nổi tiếng và tấm gương có lối sống cao đẹp, giản dị.

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

  • Thế nào là giản dị?
  • Tính giản dị được biểu hiện qua những phương diện nào?
  • Tại sao cần sống giản dị?
  • Em biết những tấm gương nào về lối sống giản dị trong thực tế, sách, báo,...?
  • Em có suy nghĩ như thế nào về việc rèn luyện cho mình lối sống giản dị?

- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

  • Mở bài:
    • Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận.
    • Nêu vấn đề: Cần sống giản dị.
  • Thân bài:
    • Nêu quan niệm về lối sống giản dị.
    • Nêu biểu hiện của lối sống giản dị trong sinh hoạt đời sống. (đưa dẫn chứng)
    • Phân tích ý nghĩa của lối sống giản dị.
    • Phản biện, mở rộng vấn đề:
    • Liên hệ với bản thân trong việc rèn luyện lối sống giản dị. Cần diễn đạt chân thật, cụ thể suy nghĩ của mình.
  • Kết bài:
    • Khẳng định vai trò của lối sống giản dị.
    • Nêu suy nghĩ về hướng rèn luyện của em.

c. Viết

Dựa vào dàn ý đã lập, thực hành viết với những yêu cầu khác nhau:

- Rèn luyện viết các đoạn văn: đoạn mở bài, đoạn kết bài; đoạn văn phát triển một ý ở thân bài;...

- Viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh.

d. Kiểm tra và đánh giá

Tham khảo việc kiểm tra và chỉnh sửa các lỗi về viết đã nêu ở Bài 6, phần Viết, mục d (trang 14).

NÓI VÀ NGHE

Câu 9: Nêu các nội dung chính được rèn luyện về kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 7, tập 2. Các nội dung nói và nghe liên quan gì đến nội dung đọc hiểu và viết?

Nội dung đọc hiểuViếtNói và nghe
Truyện ngụ ngônViết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn "Đẽo cày giữa đường".Kể lại truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng".
ThơHãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Mây và sóng" của Ta-go.Có ý kiến cho rằng: Chủ đề của bài thơ "Mây và sóng" (Ta-go) là ca ngợi tình mẫu tử. Bạn khác lại cho rằng: Chủ đề bài thơ ấy ca ngợi trí tưởng tượng của em nhỏ. Ý kiến của em như thế nào?
Nghị luận xã hộiViết bài văn trả lời cho câu hỏi: "Thế nào là lối sống giản dị?".hảo luận nhóm về vấn đề: "Thế nào là lối sống giản dị?".
Tùy bút và tản vănViết bài văn biểu cảm về sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy trong bài tản văn "Người ngồi đợi trước hiên nhà" của tác giả Huỳnh Như Phương. Hãy trao đổi về vấn đề: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn "Người ngồi đợi trước hiên nhà" của tác giả Huỳnh Như Phương.
Văn bản thông tinTóm tắt văn bản: “ Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa” theo 2 yêu cầu: 5 - 6 dòng và 10 – 12 dòng.Nghe bạn thuyết trình về nội dung văn bản "Ghe xuồng Nam Bộ" đã học và ghi lại các ý chính của bài thuyết trình đó.

=> Nhận xét: Nội dung viết cùng nội dung nói và nghe có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết với nhau.

TIẾNG VIỆT

Câu 10: Các nội dung tiếng Việt được học thành mục riêng trong sách Ngữ văn 7, tập hai là những nội dung nào?

- Nói quá.

- Nói giảm nói tránh.

- Ẩn dụ.

- Dấu chấm lửng.

- Từ Hán Việt.