Kiến thức ngữ văn: Truyện truyền thuyết, cổ tích; Từ đơn và từ phức.

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích

- Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân.

Ví dụ: Con rồng cháu tiên, Sự tích hồ Gươm,...

- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt vật...nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,...

Ví dụ: Tấm Cám, Sọ Dừa, Cô bé quàng khăn đỏ,....

​@202397@

2. Chi tiết, cốt truyện, nhân vật

- Chi tiết là những sự việc nhỏ trong văn bản, tạo nên sự sinh động của tác phẩm.

Ví dụ: Thạch Sanh giải cứu công chúa, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời...

- Cốt truyện là một hệ thống sự kiện được sắp xếp theo một ý đồ nhất định nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.

Ví dụ: Truyện Thạch Sanh bao gồm các sự kiện chính lần lượt như sau:

Sự ra đời của Thạch Sanh. → Thạch Sanh lớn lên học võ và phép thần thông. → Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông. → Mẹ con Lí Thông lừa Thạch Sanh đi chết thay cho mình. → Thạch Sanh giết được chằn tinh, bị Lí Thông cướp công. → Thạch Sanh giết đại bàng, cứu công chúa lại bị cướp công một lần nữa. → Thạch Sanh diệt Hồ Tinh, cứu thái tử - con trai Thủy Tề và bị bắt vào ngục. → Thạch Sanh được giải oan. → Chiến thắng quân mười tám nước chư hầu. → Thạch Sanh được lên ngôi vua.

- Nhân vật là người, con vật, đồ vật,... được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học. Đặc điểm của nhân vật thường được bộc lộ qua hình dáng, cử chỉ, hoạt động, lời nói, ý nghĩ.

Ví dụ: Thánh Gióng là nhân vật trong truyện Thánh Gióng; Thạch Sanh, Lí Thông,... là nhân vật trong truyện Thạch Sanh.

@202522@

3. Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy)

- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.

Ví dụ: anh, chị, em, ông, bà, bút, vở, hoa, nhà,....

- Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng.

Ví dụ: anh chị, sách vở, bàn ghế, quần áo, lấp la lấp lánh,....

+ Từ ghép là từ phức do hai hay nhiều tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau tạo thành.

Ví dụ: ông bà, bố mẹ, hoa lá,...; xanh ngọc, đỏ chói,....

+ Từ láy là từ phức do hay hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành.

Ví dụ: liêu xiêu, lấp lánh, xanh xao,...

* Lưu ý phân biệt từ láy và từ ghép ngẫu nhiên có sự trùng lặp về ngữ âm giữa các tiếng tạo thành: Trừ trường hợp lặp lại nguyên vẹn một tiếng có nghĩa như xanh xanh, ngời ngời,...trong các tiếng tạo thành từ láy, chỉ một tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa. 

​@202748@