Kiến thức ngữ văn: Truyện đồng thoại, mở rộng chủ ngữ.

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Truyện đồng thoại; đề tài và chủ đề

- Truyện đồng thoại là loại truyện lấy loài vật làm nhân vật. Các con vật trong truyện đồng thoại được các nhà văn miêu tả, khắc họa như con người (gọi là nhân cách hóa).

- Đề tài là phạm vi cuộc sống được miêu tả trong văn bản.
Ví dụ: Đề tài của truyện Sự tích Hồ Gươm là đánh giặc cứu nước.

- Chủ đề là vấn đề chính được thể hiện trong văn bản.
Ví dụ: Chủ đề của truyện Sự tích Hồ Gươm là tinh thần yêu nước và khát vọng hòa bình của nhân dân ta.

@293403@

2. Mở rộng chủ ngữ

Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu; chỉ sự vật, hiện tượng có hoạt động, trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ; trả lời cho các câu hỏi Ai?, Con gì?, Cái gì?. Chủ ngữ thường được biểu hiện bằng danh từ, đại từ. Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.

Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết (người nói), chủ ngữ là danh từ thường được mở rộng thành cụm danh từ, tức là cụm từ có danh từ làm thành tố chính (trung tâm) và một hay một số thành tố phụ.

Ví dụ: Nhờ chủ ngữ (in đậm) được mở rộng bằng câu "Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc" (Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài) có hình ảnh hơn câu "Cái răng lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.".

Sơ đồ mở rộng chủ ngữ

@293472@