Khám phá - Kết nối kinh nghiệm

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Nhiêm vụ 1: Kể tên nghề truyền thống ở Việt Nam và sản phẩm tiêu biểu.

1. Giới thiệu về nghề truyền thống mà em biết.

Tên làng nghềSản phẩm
Nghề làm tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ tại Thuận Thành, Bắc Ninh.

Tranh nghệ thuật dân gian.

Nghề nặn tò he tại Phú Xuyên, Hà Nội.Tò he - đồ chơi dân gian.

 

Nghề làm nón làng Chuông tại Thanh Oai, Hà Nội.Nón lá.

 

Nghề dệt thổ cẩm tại Mai Châu, Hòa Bình.Quần áo, khăn thổ cẩm,...

 

Nghề trồng chè tại Tân Cương, Thái Nguyên.Chè khô.

 

Nghề làm nước mắm tại Phú Quốc, Kiên Giang.Nước mắm.

 

Nghề chế tác đá mĩ nghệ Non Nước tại Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.Các sản phẩm được chế tác bằng đá.

 

Nghề mây tre đan tại Khoái Châu, Hưng Yên.Đồ gia dụng và nghệ thuật bằng mây tre.

 

Nghề trồng hoa và cây cảnh tại Sa Đéc, Đồng Tháp.Các loại hoa, cây cảnh.

 

Nghề gốm Thanh Hà tại Hội An, Quảng Nam.Đồ gia dụng và nghệ thuật bằng gốm.

Có rất nhiều làng nghề khác nhau trên đất nước Việt Nam. Cùng một loại sản phẩm nhưng được làm từ nhiều làng nghề khác nhau nên chúng mang mày sắc rất đặc trưng của mỗi làng nghề. Các sản phẩm của nghề truyền thống không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.

2. Chia sẻ hiểu biết của em về sản phẩm và những giá trị đem lại của những nghề truyền thống khác.

VD: 

Làng Cốm Vòng - sản phẩm: cốm và các sản phẩm từ cốm.

Làng Bát Tràng - sản phẩm: gốm Bát Tràng.

Làng Vạn Phúc - sản phẩm: lụa Vạn Phúc.

...

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu hoạt động đặc trưng và lưu ý an toàn khi làm nghề truyền thống.

1. Quan sát tranh và đọc thông tin về hoạt động đặc trưng của hai nghề truyền thống dưới đây:

Nghề làm gốm

Quy trình để tạo ra một sản phẩm gốm gồm các hoạt động đặc trưng: làm đất (thấu đất), tạo hình sản phẩm gốm (chuốt gốm), trang trí hoa văn, tráng men và nung đốt sản phẩm.

 

Nghề dệt vảiQuy trình tạo ra sản phẩm thổ cẩm truyền thống gồm các hoạt động đặc trưng: bật bông tơi, kéo thành sợi dài, xe bông thành chỉ, ngâm màu, phơi khô và dệt thành những tấm vải.

2. Mô tả những hoạt động của nghề truyền thống mà em biết.

VD: 

- Cốm làng Vòng:

Nguyên liệu làm cốm làng Vòng là lúa nếp non: Có rất nhiều loại lúa nếp có thể làm cốm như lúa lương phượng, lúa nếp thơm, nếp tan, nếp quýt, nếp hoa, nhưng lúa nếp cái hoa vàng cho ra thành phẩm thơm ngon đặc biệt.

Sàng lọc thóc: Lúa mới gặt về cần được tuốt, lấy thóc. Sau đó sàng bỏ rơm, đãi qua nước để loại bỏ các hạt thóc lép.

Rang Thóc: Thóc sau khi đãi sạch, cho vào chảo rang, quá trình rang phải đảo đều thóc, hiện chảo rang thóc để làm cốm có gắng theo mấy đảo tự động. Bếp lò để rang cốm nếu cầu kỳ thường phải đắp xỉ than nhưng không đốt than mà dùng củi, và chảo rang thường bằng gang đúc. Rang khoảng 30 phút thì xem thử bằng cách đặt 5 hạt lên miếng gỗ, dùng ngón tay miết mạnh, nếu thấy hạt "2 quằn 3 róc", tức 2 hạt chưa róc vỏ nhưng bị quằn lại, còn 3 hạt còn lại róc vỏ nhưng không bị quằn là được.

Giã Cốm: Thóc rang xong, người làm cốm đợi nguội rồi cho từng mẻ, mỗi mẻ khoảng vài kilogam vào cối giã. Thóc được giã đều và vừa tay mươi phút, thấy có trấu thì xúc ra sảy bỏ trấu rồi lại giã tiếp. Tùy theo độ non của lúa khi gặt mà người giã cốm sẽ ước lượng, trung bình khoảng 7 lần giã là hoàn tất. Tại làng Vòng, người giã cốm thường giã đến lần thứ 5 thì phân loại thành 3 loại: cốm rót, cốm non và cốm già, sau đó mới giã riêng từng loại trong hai lần cuối.

Thành Phẩm Cốm Làng Vòng: Cuối cùng, cốm thành phẩm sẽ được gói trong hai lớp lá, và buộc bằng lạt nếp màu xanh trước khi đưa đến tay người tiêu dùng. Lớp trong là lá ráy xanh và mát giữ cho cốm khỏi khô và không phai nhạt màu xanh ngọc; lớp ngoài là lá sen có hương thơm thoang thoảng.

- Làng lụa Vạn Phúc.

Trồng Dâu, Nuôi Tằm: Đây ông đoạn đầu tiên và vô cùng quan trọng khi bắt đầu việc tạo ra một tấm vải lụa hoàn hảo. Chất lượng của tơ thu được ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình chăm tằm. Nuôi tằm rất vất vả, phải theo dõi tằm thường xuyên. Khi tằm lớn, người nuôi còn cần phải làm né – là nơi để tằm nhả tơ, tạo kén. Khi tằm đã hoàn thành quá trình tạo kén của mình, đó cũng là lúc nghệ nhân lựa kén để chuẩn bị cho công việc tiếp theo, tránh để tằm lột bỏ vỏ kén thành ngài.

Lấy Tơ: Sau khi tằm nhả tơ, đóng kén, các nghệ nhân phải chọn những kén già có chất lượng để tiến hành bước đầu tiên: kéo kén (hay nói cách khác là kéo các sợi tơ từ kén con tằm đã đóng). Trước đây, công đoạn này được thực hiện bằng tay, tuy nhiên ngày nay đã được máy móc thực hiện. Xong công đoạn kéo kén, các sợi tơ dài sẽ được chuốt thẳng và bước vào công đoạn guồng tơ. Đây là công đoạn phải làm thủ công để tránh bị rối tơ khi cho vào guồng.

Chuẩn Bị Và Dệt vải: Sau khi cho vào guồng, đầu sợi tơ được kéo ra các lõi nhỏ để tiến hành bước tiếp theo: Mắc cửi. Các sợi tơ được bố trí xen kẽ nhau và đều tập trung về chiếc máy mắc cửi. Tại máy mắc cửi luôn có một người túc trực để điều chỉnh và phát hiện ra các lỗi kỹ thuật nếu có. Đây là công đoạn chuẩn bị đủ một lượng tơ nhất định cho từng loại mặt hàng được tính theo khổ ngang của lụa. Công đoạn tiếp theo là nối cửi. Đây là giai đoạn trung gian quan trọng nhất đòi hỏi người nối cửi vừa phải có kinh nghiệm, vừa phải khéo léo, tỉ mỉ. Những sợi tơ được nối với nhau tỉ mẩn. Chỉ cần một sai sót nhỏ ở công đoạn này, khi dệt sẽ hỏng cả tấm lụa. Sau khi mắc cửi và nối cửi xong, hệ thống các sợi tơ sẽ đưa vào máy dệt. Tại đây, các nghệ nhân cũng phải túc trực 24/24 để phát hiện ra lỗi hoặc tiếp sợi tơ khi cần. Nghệ nhân này đang căng mắt nhìn theo từng nhịp máy, bởi chỉ cần một lỗi nhỏ là cả tấm lụa sẽ không thể thành phẩm. Đôi khi các nghệ nhân vẫn phát hiện ra lỗi khi dệt, hoặc khi ống sợi tơ hết thì ngay lập tức phải cho máy dừng để tiếp tơ. Những tấm lụa thô vừa được dệt xong đã hiện rõ hoa văn trên đó. Theo các nghệ nhân, những hoa văn này được đồ họa sẵn trên máy theo mẫu hoặc theo đơn của khách và khi dệt sẽ ra luôn chứ không phải hoa văn thêu như một số mặt hàng nhái lụa Vạn Phúc. Sau khoảng 2-3 ngày dệt, ống lụa dài được khoảng 45-50m sẽ được tháo dỡ và mang đi nhuộm.

Nhuộm Vải: Trước khi nhuộm, lụa phải được mang đi nấu tẩy để tẩy bỏ tạp chất. Để có màu tấm lụa đẹp, công đoạn nhuộm vô cùng quan trọng, nhất là khâu pha chế thuốc nhuộm theo tỉ lệ hợp lý của từng loại màu khác nhau. Lụa nhuộm xong được đem đi giặt, sau đó sẽ được các nghệ nhân thực hiện công đoạn sấy lụa. Trước đây, điều kiện thời tiết thuận lợi, có nhiều không gian thì lụa được nhuộm xong mang ra phơi dưới ánh nắng mặt trời. Lụa sấy xong sẽ lên màu theo đúng như lúc nhuộm, các cây lụa sau đó sẽ được trưng bày hoặc giao cho các đại lý chuyên về tơ lụa.

3. Kể tên một số dụng cụ lao động của nghề truyền thống và chia sẻ cách sử dụng an toàn.

VD:

Nghề chế tác đá mĩ nghệ Non Nước: máy mài cần được sử dụng cẩn thận không dễ gây đứt tay, xây xước tay chân. 

- Nghề làm tranh gỗ Đông Hồ: dùi, đục,... cần sử dụng cẩn thận kẻo cứa vào tay chân.

- Nghề làm nón: vành nón, khung nón,... cần phải cẩn thận khi sử dụng.