Hướng dẫn soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

Nội dung lý thuyết

SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái niệm

Sự việc trong văn tự sự là: là những nét điển hình và phổ biến xuất hiện trong văn bản đó, những sự việc điển hình xuất hiện trong văn bản tự sự, những sự việc điển hình thu hút sự chú ý của người nghe .

Ví dụ trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh các sự kiện nổi bật: Vua hùng kén rể, cuộc cầu hôn của Sơn Tinh Thủy Tinh, Cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh Thủy Tinh, Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh, Sơn tinh nhấc núi.

Trong các sự kiện trên không thể bỏ đi bất cứ một sự kiện nào bởi nó diễn ra theo trình tự thời gian của câu chuyện được sắp xếp theo một trình tự thống nhất về thời gian và diễn biến của câu chuyện cũng rất sinh động và hấp dẫn tạo thành mạch liên kết.

Sự kiện khởi đầu đó là việc vua Hùng kén rể, sự việc tiếp là cầu hôn của Sơn Tinh và Thủy Tinh, cao nhất là cuộc giao chiến của Sơn Tinh và Thủy Tinh. Ở đây các sự kiện có quan hệ với nhau bởi nó tạo nên một mạch kết nối.

2. Trong văn bản tự sự ngoài sự việc cần có nhân vật, hoàn cảnh, nguyên nhân, diễn biến và kết quả:

Trong bài Sơn Tinh Thủy Tinh:

+ Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương,..
+ Không gian: Thành Phong Châu, núi tản viên và miền biển
+Thời gian: khi vua cho kén rể.
+ Nguyên nhân cả hai người cùng tài giỏi không biết chọn ai.
+ Diễn biến: Vua kén rể, Sơn Tinh Thủy Tinh đến cầu hôn, giao chiến phân thắng bại.
+ Kết quả: Sơn Tinh thắng.

3. Sự việc và chi tiết trong văn bản tự sự.

Các sự việc và chi tiết trong văn bản tự sự phải có mối quan hệ gần gũi với nhau, và có quan hệ thống nhất với nhau để làm bật lên chủ đề tư tưởng trong tác phẩm, và nó phải thống nhất giữa nội dung của câu chuyện, tạo nên một logic.

4. Nhân vật trong văn tự sự.

Trong mỗi bài văn tự sự đều phải có nhân vật, trong đó nhân vật là người thực hiện các sự việc, và thực hiện vào quá trình diễn biến câu chuyện, nhân vật trong văn tư sự cũng chia làm 2 loại là nhân vật chính và nhân vật phụ nhân vật chính là nhân vật trung tâm diễn ra nhiều hơn và điển hình trong tác phẩm, nhân vật phụ làm nền và bổ sung cho nhân vật chính.

Nhân vật trong văm tự sự được kể theo tên gọi lai lịch.

Ví dụ trong Sơn Tinh Thủy Tinh nhân vật trong truyện là Mị Nương là một cô gái xinh đẹp, Sơn Tinh Thủy Tinh là hai vị thần, Thủy Tinh là thần dưới biển, Sơn Tinh là thần trên trời, vua Hùng là một vị vua yêu nước.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm:

Vua Hùng: kén rể: hành động đó là chọn một người tài giỏi và phù hợp với Mị Nương.

Sơn Tinh: đem sính lễ đến trước

Thủy Tinh đem quân đánh Sơn Tinh.

Ý nghĩa của các nhân vật: Vua Hùng là biểu hiện của việc muốn tìm kiếm nhân tài, Sơn Tinh biểu hiện sức mạnh và sự kiên trì của nhân dân, Thủy Tinh là biểu hiện của khó khăn thiên tai.

Truyện đặt nhan đề là Sơn Tinh Thủy Tinh vì đây là nhân vật chính của tác phẩm câu chuyện chủ yếu nói về hai nhân vật này.

2. Cho nhan đề truyện: Một lần không vâng lời

Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy.
Gợi ý: Cho nhan đề tức là ta đã biết định hướng về chủ đề của câu chuyện mà ta sắp kể. Với bất kì câu chuyện với nhan đề gì, theo chủ đề nào thì trước khi kể nhất thiết cũng phải chuẩn bị theo các thao tác như sau:
- Tưởng tượng ra sự việc chính sẽ kể;
- Diễn biến chính của câu chuyện dự định kể ra sao (khởi đầu, phát triển, cao trào, kết thúc);
- Nhân vật của câu chuyện là ai (tên gọi, lai lịch, tính nết, việc làm,...): nhân vật chính, nhân vật phụ (nếu có).
- Câu chuyện mà mình sắp kể nhằm mục đích gì? Kể để thể hiện nội dung tư tưởng gì? Hướng tới ý nghĩa nào?