Giữ gìn cho tương lai

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Tìm hiểu về truyền thống địa phương

- Bốc thăm theo nhóm để chọn ngẫu nhiên 1 trong 4 loại thẻ màu dưới đây.

+ Nghệ thuật.

+ Ẩm thực.

+ Nghề truyền thống.

+ Lễ hội.

- Kể tên các truyền thống địa phương thuộc lĩnh vực mà em bốc thăm được.

VD: Các nghề truyền thống: Làng luạn Vạn Phúc, làng gốm Bát Tràng,...

- Lựa chọn một truyền thống và nêu đặc điểm nổi bật của truyền thống đó.

VD: Làng lụa Vạn Phúc. 

Mặt hàng dệt tơ lụa Vạn Phúc có nhiều loại: lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, kỳ, cầu, đũi. Khổ vải thường là 90–97 cm. Theo ca dao truyền miệng, nổi tiếng nhất trong các loại lụa Vạn Phúc có lẽ là lụa vân - loại lụa mà hoa văn nổi vân trên mặt lụa mượt.

The La, lĩnh Bưởi, chồi Phùng

Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên.

Lụa vân nói riêng và lụa Vạn Phúc nói chung có đặc điểm ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Hoa văn trang trí trên vải lụa rất đa dạng như mẫu Song Hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý...

2. Giới thiệu về một truyền thống địa phương 

- Mỗi nhóm giới thiệu về một truyền thống của địa phương theo gợi ý dưới đây:

+ Tên của truyền thống.

VD: Làng lụa Vạn Phúc.

+ Thời điểm diễn ra trong năm.

VD: Không có.

+ Lịch sử ra đời.

VD: Làng Vạn Phúc vốn có tên Vạn Bảo, do kị húy nhà Nguyễn nên đã đổi thành Vạn Phúc. Theo truyền thuyết, cách đây khoảng hơn 1100 năm, bà A Lã Thị Nương là vợ của Cao Biền, thái thú Giao Chỉ, từng sống ở trang Vạn Bảo. Trong thời gian ở đây, bà đã dạy dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Sau khi mất, bà được phong làm thành hoàng làng.

Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1932), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp. Từ 1958 đến 1988, sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu; từ 1990 xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới, thu ngoại tệ về cho Việt Nam.

Năm 2009, làng Vạn Phúc có khoảng 1000 khung dệt, sản xuất nhiều loại lụa cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, trong đó có các loại lụa cao cấp như lụa vân quế hồng diệp và lụa vân lưỡng long song phượng.

Năm 2010, để kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, đã thiết kế mẫu lụa Long Vân với hoa văn mang hình tượng lưỡng long chầu Khuê Văn Các được cách điệu trong hình ảnh hoa sen.

Trong nhiều cửa hàng lụa ở Hà Nội và cả ở làng Vạn Phúc, lụa Trung Quốc chất lượng kém hơn được trà trộn vào bán với danh nghĩa lụa Vạn Phúc, làm giảm uy tín của lụa Vạn Phúc.

+ Nét nổi bật.

VD: Mặt hàng dệt tơ lụa Vạn Phúc có nhiều loại: lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, kỳ, cầu, đũi. Khổ vải thường là 90–97 cm. Theo ca dao truyền miệng, nổi tiếng nhất trong các loại lụa Vạn Phúc có lẽ là lụa vân - loại lụa mà hoa văn nổi vân trên mặt lụa mượt.

The La, lĩnh Bưởi, chồi Phùng

Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên.

Lụa vân nói riêng và lụa Vạn Phúc nói chung có đặc điểm ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Hoa văn trang trí trên vải lụa rất đa dạng như mẫu Song Hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý...

- Bình chọn phần giới thiệu sinh động và đầy đủ nhất.

VD: Về tiêu chí bình chọn, có thể dựa vào những điểm sau:

+ Phần giới thiệu nêu đầy đủ những thông tin như tên, thời điểm diễn ra, lịch sử ra đời, nét nổi bật.

+ Hình thức giới thiệu sáng tạo, sinh động.

+ Cách thuyết trình cuốn hút, thú vị.

+...

3. Thử tài hiểu biết về truyền thống quê hương 

Thi hỏi đáp nhanh về truyền thống quê hương theo gợi ý sau:

- Các hội thi bốc thăm bộ câu hỏi và đáp án về một truyền thống liên quan đến văn hóa, lịch sử,... của địa phương.

- Các đội tổ chức thi hỏi đáp chéo: đội 1 đố đội 2, đội 2 đố đội 3, đội cuối cùng đố lại đội 1.

- Mỗi câu hỏi được trả lời trong vòng tối đa 30 giây.

- Đội nào trả lời đúng nhiều câu nhất và không quá thời gian quy định sẽ thắng cuộc.

@1244533@@1244621@@1244716@@1244775@@1244861@

4. Người lưu giữ truyền thống địa phương 

- Hãy chia sẻ về những hoạt động của gia đình, dòng họ, thôn, xã, phường,... nơi em sống trong việc góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống của địa phương.

VD: 

+ Hàng năm vẫn có những hoạt động như lễ hội để nhắc lại truyền thống.

+ Tuyên truyền trên phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

+ Học sinh có một phần học liên quan đến chủ đề.

- Đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm về những người đang góp phần giữ gìn truyền thống địa phương.

VD: 

+ Họ là những ai?

+ Họ đã làm những gì?

+ Những cảm xúc, suy nghĩ của những người đang góp phần gìn giữ truyền thống địa phương là gì?

+ Mỗi người cần có trách nhiệm như thế nào?

+...

5. Giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương 

Tranh luận về sự cần thiết phải giữ gìn, phát huy các truyền thống của quê hương.

VD: Trên thế giới, mỗi một quốc gia, mỗi một dân tộc sẽ có những bản sắc văn hóa riêng và hình thành nên nét đặc trưng của từng dân tộc.Văn hóa dân tộc chính là niềm tự hào và là món ăn tinh thần của người dân cả nước.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là thuật ngữ chỉ sắc thái, vẻ đẹp và tính chất đặc biệt, cái riêng để phân biệt với những nước trên thế giới, bản sắc văn hóa dân tộc là cái gốc của nền văn hóa, những đặc trưng không thể trộn lẫn trong cội nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là những nét đặc trưng đặc biệt làm nên sắc thái, bản lĩnh và dấu ấn riêng của mỗi dân tộc, từ những nét đó để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hành động, việc làm của mỗi người hướng tới mục tiêu bảo vệ, gìn giữ những nét đặc trưng, tài sản vô giá, linh hồn của dân tộc hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao mồ hôi xương máu máu của dân tộc Việt Nam.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là việc làm cần thiết và quan trọng để vận dụng và phát triển lâu dài, là cách tốt nhất để toàn thể dân tộc hướng tới hành động bảo vệ hệ thống giá trị văn hóa được hình thành trong suốt quá trình lịch sử.

6. Truyền thống và thế hệ trẻ 

Thảo luận về vai trò của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

VD: Ngày nay, khi giới trẻ được làm quen và tiếp cận với những nền văn minh mới hiện đại và tiên tiến hơn thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở nên cần thiết và cấp bách hơn bất cứ khi nào hết.

Xã hội hiện nay đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập. Nhiều bản sắc bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thay vào đó, giới trẻ có xu hướng theo đuổi những và ưa chuộng những văn hóa của các nước khác.

Hậu quả của việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau là những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Nhiều đứa trẻ hiện nay không hiểu nền văn hóa truyền thống của đất nước mình bằng sự tân tiến của thế giới. Những điều này sớm muộn gì cũng khiến cho con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

Để khắc phục tình trạng trên, trước hết mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu và tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.

Mỗi con người một hành động nhỏ sẽ đem lại những giá trị to lớn cho đất nước. Chính vì thế chúng ta cần có ý thức đúng đắn và bắt tay vào hành động để giữ gìn những truyền thống văn hóa đẹp đẽ của đất nước Việt Nam này, khiến đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.

7. Thu hoạch sau chủ đề Tiếp nối truyền thống quê hương 

Chia sẻ những thông tin em đã thu hoạch được và cảm nhận của em về các truyền thống của địa phương mình.

VD: Truyền thống của địa phương là những điều vô cùng thú vị, mang những nét bản sắc từ ngàn xưa. Có những truyền thống mà đến khi học phần hoạt động trải nghiệm này em mới được biết đến. Qua bài học, em nhận ra được tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt trong thời buổi hội nhập như hiện nay.

Thông điệp 

Hiểu biết về truyền thống quê hương mình và quảng bá giới thiệu đến nhiều người chính là cách để lưu giữ, tôn vinh những truyền thống đó và trao truyền lại cho những thế hệ mai sau.