Đọc: Trước cổng trời

Nội dung lý thuyết

1. Giới thiệu

- Chủ điểm: Bài đọc "Trước cổng trời" thuộc chủ điểm "Thiên nhiên kì thú". Trong chủ điểm này, chúng ta sẽ được biết đến những vùng núi cao của thiên nhiên mang vẻ đẹp hoang sơ, khoáng đạt, trong lành, thơ mộng, ... Trong những không gian như vậy, hình ảnh con người hiện lên chan hòa với cảnh vật thiên nhiên và đầy sức sống.

- Tác giả: Nguyễn Đình Ảnh (1942 - 2006) quê ở Sơn Dương, Lâm Thao, Phú Thọ. Ông tốt nghiệp khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, sau đó vào bộ đội. Năm 1987 được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Cuối năm 1975 ông chuyển ngành về công tác tại hội VHNT tỉnh Vĩnh Phú. Các tác phẩm chính đã xuất bản là: Chào đất nước (1970), Trăng rừng (1977), Hoa cỏ miền đồi (1982), Trước cổng trời (1989), Giã biệt một ánh sao chiều (1992), Sắc cầu vồng (1996), Vầng sáng và những kỳ tích – thơ – trường ca (2000). Nhà thơ đã được nhận: Giải C Thơ năm 1998 của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật; Giải thưởng Hùng Vương về Văn học Nghệ thuật 5 năm của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ…

Nguyễn Đình Ảnh

2. Luyện đọc

Trước cổng trời

                    (Trích)

Giữa hai bên vách đá

Mở ra một khoảng trời

Có gió thoảng, mây trôi

Cổng trời trên mặt đất?

 

Nhìn ra xa ngút ngát

Bao sắc màu cỏ hoa

Con thác réo ngân nga

Đàn dê soi đáy suối.

 

Giữa ngút ngàn cây trái

Dọc vùng rừng nguyên sơ

Không biết thực hay mơ

Ráng chiều như hơi khói...

 

Những vạt nương màu mật

Lúa chín ngập lòng thung

Và tiếng nhạc ngựa rung

Suốt triền rừng hoang dã.

 

Người Tày từ khắp ngà

Đi gặt lúa, trồng rau

Những người Giáy, người Dao

Đi tìm măng, hái nấm.

 

Vạt áo chàm thấp thoáng

Nhuộm xanh cả nắng chiều

Và gió thổi, suối reo

Ấm giữa rừng sương giá.

loading...

loading...

 a. Giọng đọc

- Đọc được cả bài "Trước cổng trời" với giọng đọc diễn cảm, linh hoạt, thể hiện tình yêu thiên nhiên.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai.

b. Chia đoạn

Bài thơ Trước cổng trời gồm 3 phần:

- Phần 1: Khổ đầu: Khung cảnh “cổng trời”.

- Phần 2: Khổ 2, 3 và 4: Cảnh vật thiên nhiên hiện ra từ “cổng trời”.

- Phần 3: Còn lại: Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người trong thiên nhiên.

3. Nội dung, ý nghĩa

Bài thơ đã khắc họa, ca ngợi một hình ảnh "cổng trời" huyền ảo, mơ hồ, đầy khói và đồng thời là hình ảnh lao động đầy chăm chỉ, miệt mài, hăng say của những người dân tộc nơi đây.

​@6444206@ @6444299@