Đọc: Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Vũ Bằng (1913 - 1984)  quê Hà Nội.

- Ông là nhà văn và nhà báo.

- Sở trường truyện ngắn tùy bút, bút kí.

2. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt.

- Xuất xứ: Văn bản trích từ thiên tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tùy bút “Thương nhớ mười hai".

- Thể loại: Tùy bút.

- Bố cục: 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến… yêu nhất mùa xuân không phải vì thế.: Quy luật tình cảm con người với mùa xuân.

+ Phần 2: Tiếp đến… mở hội liên hoan.: Cảnh sắc, không khí mùa xuân Hà Nội.

+ Phần 3: Còn lại: Cảnh sắc, không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

@2790695@@2790626@

II. Khám phá văn bản

1. Tình cảm của con người với mùa xuân

- Câu chủ đề: “ Ai cũng chuộng mùa xuân”.

- Lí lẽ: Giống như non - nước, bướm - hoa, trăng - gió, trai - gái, mẹ - con, cô gái còn son - chồng.

- Dẫn chứng: phỏng đoán và tưởng tượng: Em gái, chàng trai, thiếu phụ.

- Biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ, điệp từ, nhân hóa.

=> Tác dụng: Tạo cho giọng văn thêm duyên dáng mà không kém phần mạnh mẽ. Lãng mạn hóa cụ thể hóa tình cảm yêu chuộng mùa xuân, nhất là tình cảm mùa xuân chan chứa kỉ niệm và tình yêu thương.

=>Khẳng định tình cảm con người đối với mùa xuân là quy luật.

2. Mùa xuân miền Bắc trong niềm thương nỗi nhớ của  tác giả

a. Mùa xuân miền Bắc vào đầu tháng giêng

- Cảnh sắc thiên nhiên:

+ Thời tiết: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh.

+ Âm thanh: nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình.

- Con người trong mùa xuân:

+ Say sưa ngây ngất trước mùa xuân tươi đẹp.

+ Muôn phát điên lên, không chịu được máu căng lên, tim trẻ ra, đập mạnh hơn, thèm khát yêu thương.

 - Không khí gia đình đón tết:

+ Nhang trầm.

+ Đèn nến.

+ Đoàn tụ êm đềm.

+ Trên kính dưới nhường.

+ Đầm ấm, sum vầy.

-  Nghệ thuật: Miêu tả + so sánh , ẩn dụ nhân hóa, điệp từ.

=> Mùa xuân tươi đẹp, đầm ấm tràn trề sức sống và những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người, là nét văn hóa truyền thống.

b. Mùa xuân miền Bắc sau rằm tháng giêng

- Cảnh sắc thiên nhiên:

+ Đào hơi phai nhụy còn phong.

+ Cỏ nức mùi hương.

+ Trời hết nồm, mưa xuân.

+ Bầu trời đã có những vệt xanh tươi; đã có hoa thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.

+ Nến trời trong có những làn sáng hổng.

+ Khung cảnh đêm trăng tháng Giêng: đêm xanh biêng biếc, có mưa dầy, nhìn rõ từng cánh sếu bay, trời vẫn rét một cách tình tứ nên thơ, có những đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc.

- Con người:

+ Rạo rực.

+ Trở về nếp sống thường ngày:  bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh.

=>Không khí sinh hoạt của con người trở về nếp sống êm đềm thường nhật tuy cuộc sống thiên nhiên có thay đổi chút  ít nhưng vẫn rất đẹp , vẫn làm say đắm lòng người với cái mới mẻ của nó.

-> Nghệ thuật:  miêu tả , liên tưởng tinh tế.

=> Bức tranh mùa xuân tinh khôi, bình yên.

=> Nỗi lòng thương nhớ, yêu mến quê hương, khát vọng thống nhất đất nước.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. Bài tùy bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả.

2. Nghệ thuật

- Trình bày nội dung văn bản theo dòng cảm xúc lôi cuốn, say mê.

- Lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh.

- Có nhiều so sánh, liên tưởng độc đáo, giàu chất thơ.