Chơi trò chơi: Kể nhanh tên các môn thể thao cá nhân và các môn thể thao đồng đội.
Chơi trò chơi: Kể nhanh tên các môn thể thao cá nhân và các môn thể thao đồng đội.
Tìm các thông tin về câu chuyện theo gợi ý.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCác thông tin về câu chuyện:
– Thời gian: sáng nay.
– Địa điểm: tại khu phố.
– Các nhân vật: tôi, Mạnh, Chiến, Vĩnh, Long.
– Nhân vật chính: Việt (tôi).
(Trả lời bởi datcoder)
Việt được giới thiệu như thế nào ở đầu câu chuyện?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiỞ đầu câu chuyện, Việt được giới thiệu là cầu thủ xuất sắc của khu phố, được bạn bè công nhận.
(Trả lời bởi datcoder)
Ở đầu trận bóng, hành động của Mạnh và Việt khác nhau ra sao? Những hành động dó cho biết điều gì về hai bạn?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiỞ đầu trận bóng, hành động của Mạnh là cướp bóng và chuyền cho Việt dẫn xuống vòng cấm địa. Trong khi đó, Việt vẫn cố hất bóng qua hậu vệ lớp C vì không muốn cho ai cơ hội ghi bàn mặc cho việc thủ môn đã lao lên bắt bóng.
Hành động này cho thấy Mạnh chơi đồng đội và hợp tác, trong khi Việt có phần ích kỷ và muốn ghi bàn mặc cho cơ hội của đồng đội.
(Trả lời bởi datcoder)
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/bai-tap-184499.html
Vì sao Việt không đá hiệp hai nữa? Theo em, Việt đã nhận ra được điều gì khi xem hiệp đấu thứ hai không có mình?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiViệt không đá hiệp hai nữa vì cãi cọ với đồng đội và chiến thuật chơi bóng của bản thân Việt không được mọi người hiểu; chính bản thân Việt cũng cảm thấy bế tắc với lối chơi bóng của mình.
Khi xem hiệp đấu thứ hai không có mình, Việt đã nhận ra lớp càng đá càng hay, có bộ ba Long, Chiến, Mạnh chuyền bóng rất ăn ý và có những bàn thắng đẹp.
(Trả lời bởi datcoder)
Em hiểu như thế nào về câu cuối cùng trong bài đọc?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiEm hiểu câu cuối cùng trong bài đọc ý muốn nói Việt đã hiểu được giá trị và sức mạnh của tinh thần đồng đội. Việt cảm thấy mình được tôn trọng, được đá bóng là được trao cơ hội – bản thân Việt cũng cần làm điều này với đồng đội của mình, Việt đã thực sự hiểu được giá trị của đồng đội.
(Trả lời bởi datcoder)
Những từ ngữ nào trong đoạn dưới đây chỉ sự vật, hoạt động trong một trận đấu bóng đá?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải– Những từ ngữ trong đoạn chỉ sự vật: bóng, vòng cấm địa.
– Những từ ngữ trong đoạn chỉ hoạt động: cướp, chuyền, dẫn xuống, xô, chặn, lên, hất, nhường, ghi bàn, lao lên, bắt bóng.
(Trả lời bởi datcoder)
Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động trong một trận đấu bóng đá.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải– Những từ ngữ chỉ sự vật trong một trận đấu bóng đá: khung thành, thẻ phạt, cầu thủ, biên.
– Những từ ngữ chỉ hoạt động trong một trận đấu bóng đá: sút, lật, phòng thủ, ném biên, ném góc, tấn công, băng qua, bật cao, phạt góc, kèm cặp.
(Trả lời bởi datcoder)
Đặt câu nối tiếp câu cho trước, trong đó có sử dụng đại từ thay thế cho phần in đậm.
M: Mạnh lăn xả cướp bóng.
→ Mạnh lăn xả cướp bóng. Hậu vệ lớp C cũng vậy.
a. Bộ ba Long, Chiến, Mạnh chuyền bóng rất ăn ý.
b. Lớp tôi càng đá càng hay.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia. Bộ ba Long, Chiến, Mạnh chuyền bóng rất ăn ý. Họ thực sự là những người đồng đội.
b. Lớp tôi càng đá càng hay. Tôi thực sự thích điều đó.
(Trả lời bởi datcoder)