Đọc: Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn (Minh Nhương)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

Phan Trọng Luận (1927 - 2013)

- Quê hương: xã Đông Thái, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay thuộc xã Đức Châu, huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh).

- Là Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân.

- Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ đợt 1, năm 2000 cho cụm công trình Lý luận dạy và học văn học; và danh hiệu Nhà giáo Nhân dân cho những cống hiến xuất sắc của ông đối với sự nghiệp giáo dục Việt Nam.

2. Tác phẩm: Văn bản thuyết minh.

II. Đọc hiểu văn bản

- Địa điểm: Trước xửa đình.

- Trống chiêng điểm ba hồi.

- Các đội hình dự thi xếp hàng trang nghiêm làm lễ dâng hương.

- Mục đích: Tưởng nhớ vị thánh hoàng làng có công cứu dân, độ quốc.

- Lấy lửa trên ngọn cây chuối cao, thân cây được bôi mỡ.

- Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội leo lên thân cây.

- Khi lấy được nén hương mang xuống, ban tổ chức phát cho ba que diêm châm vào hương cháy thành ngọn lửa.

- Người trong đội vót mảnh tre già thành đũa bông châm lửa và đốt vào những ngọn đuốc.

- Trong khi đó, người trong đội giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu nấu cơm.

- Sau 1,5h, các đội đem trình trước cửa đình nồi cơm.

- Các nồi cơm được đánh số để giữ bí mật.

- Ban giám khảo chấm theo 3 tiêu chuẩn: gạo trắng, cơm dẻo, không cháy.

Ý nghĩa

- Nhắc nhớ về cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy.

- Dịp trai làng đua tài khỏe mạnh, thông minh khi lấy lửa.

- Dịp gái làng thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương.

- Giải tỏa căng thẳng, đem lại tiếng cười cho người nông dân.

- Giữ gìn và phát huy nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa hiện đại.

@645210@@645321@@645405@

III. Tổng kết

1. Nội dung

Văn bản giới thiệu về hội thổi cơm thi ở Đồng Văn với những giá trị về tinh thần đối với dân tộc Việt Nam.

2. Nghệ thuật

Văn bản thuyết minh xác thực.

IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

1. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được tổ chức với mục đích gì và có nguồn gốc từ đâu?

- Nguồn gốc: bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.

- Mục đích của hội thổi cơm: hội thi là dịp để trai tráng trong làng đua tài khoẻ mạnh, thông minh khi lấy lửa, là dịp gái làng thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương. Hội thi còn mang đến những tiếng cười hồn nhiên, sảng khoái của người nông dân sau những ngày lao động mệt mỏi.

2. Tìm một số chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi và người dự thi. Em có nhận xét gì về hội thi và vẻ đẹp của con người Việt Nam?

- Luật lệ của hội thổi cơm thi: có nhiều nét độc đáo về quy trình lấy lửa cũng như cách nấu. Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao, người dự thi các đội leo nhanh lên thân cây chuối rất trơn để lấy được nén hương mang xuống. Khi có nén hương, ban tổ chức sẽ phát cho 3 que diêm châm vào để cháy thành ngọn lửa. Người trong đội sẽ vót tre thành chiếc đũa bông châm lửa và đốt vào ngọn đuốc. Những nồi cơm được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tây cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng.

- Với người dự thi: Người dự thi: trong khi một thành viên của đội lấy lửa thì những người khác mỗi người một việc:

+ Người ngồi vót những thanh tre già thành hững chiếc đũa bông.

+ Người giã thóc.

+ Người giần sàng thành gạo. Có lửa, người ta lấy nước và bắt đầu thổi cơm.

- Nhận xét: Hội thi thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc thông qua việc thổi cơm, thể hiện sự khéo léo và nhanh nhẹn của con người Việt Nam.

3. Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân cho em biết thêm điều gì về lịch sử, văn hoá dân tộc?

Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân giúp em hiểu thêm về lịch sử, về những lễ hội xa xưa của cha ông ta lưu truyền qua nhiều thế hệ,  nhằm tôn vinh những nét đẹp của văn hoá dân tộc, của nghề trồng lúa nước.