Đọc hiểu văn bản: Trong lòng mẹ.

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Nguyên Hồng (1918 - 1982)

- Quê quán: sinh ra ở Nam Định, lớn lên ở Hải Phòng.

- Cuộc đời: Khổ cực, vất vả nên gần gũi với người lao động, hiểu và thông cảm với họ.

- Phong cách sáng tác: Mệnh danh là nhà thơ của phụ nữ, nhi đồng, những người cùng khổ. Giọng điệu thiết tha, sôi nổi, mãnh liệt. Ông rung động trước vẻ đẹp của con người khổ đau, khám phá chất thơ trong cuộc sống cần lao.

Tác phẩm chính: Bỉ vỏ (1938), Những ngày thơ ấu (1938), Tập thơ Trời xanh (1970),...

- Vị trí: Là cây bút xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Trích từ chương IV hồi kí Những ngày thơ ấu (1938).

- Thể loại: Hồi kí.

@227932@

- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (Từ đầu đến hỏi đến chứ?): Cuộc đối thoại giữa người cô và bé Hồng.

+ Phần 2 (Còn lại): Cuộc gặp gỡ của bé Hồng và mẹ.

- Tóm tắt: Gần đến ngày giỗ đầu bố mà mẹ bé Hồng đi làm ăn xa vẫn chưa về. Qua cuộc hội thoại giữa người cô và chú bé Hồng, người cô luôn gieo rắc vào đầu chú bé những lời nói cay độc nhằm khiến chú hoài nghi và ghét bỏ người mẹ. Tuy nhiên, Hồng vẫn luôn giữ được niềm tin cũng như lòng yêu thương mẹ. Rồi cuối cùng em cũng được gặp lại mình. Khi được ở trong lòng mẹ, em tận hưởng niềm hạnh phúc vô bờ bến, cảm giác ấm áp của đứa con được gặp mẹ sau bao ngày xa cách.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Nhân vật bà cô

a) Hoàn cảnh cuộc đối thoại

+ Bé Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân không tình yêu.

+ Bố nghiện rồi mất, mẹ túng quẫn phải đi tha hương cầu thực.

+ Hồng sống trong sự ghẻ lạnh, cay nghiêt của họ hàng.

+ Gần giỗ đầu bố mà mẹ chưa về.

Thể hiện:

+ Cảnh ngộ thương tâm, éo le, đơn độc của Hồng.

+ Tâm địa độc ác của bà cô.

b) Tâm địa độc ác của bà cô thể hiện trong cuộc hội thoại

- Lượt lời thứ nhất:

+ Gọi bé Hồng đến bên, cười hỏi - Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?

+ Giọng nói cay độc, nét mặt khi cười rất kịch.

@228018@

Dụng ý:

+ Gợi nỗi đau xa mẹ của bé Hồng, tạo tiền đề nói xấu người mẹ.

+ Gieo rắc những hoài nghi để Hồng hiểu lầm mẹ.

+ Thể hiện ngay sự cay độc, giả tạo, diễn kịch.

- Lượt lời thứ hai:

+ Tỏ sự ngậm ngùi, chập chừng.

+ Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng còn phải có họ có hàng, người ta đến hỏi chứ?

→ Dụng ý: Tỏ sự ngậm ngùi, xót thương cho người đã mất để chia rẽ tình cảm mẹ con Hồng.

- Lượt lời thứ ba:

+ Không phải lượt lời chính thức mà là gợi nhắc lại khi bé Hồng gặp lại mẹ.

+ Lời nói Mày dại quá! Vào Thanh Hóa đi, tạo chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may và sắm sửa cho và bế em bé chứ.

Dụng ý

+ An ủi, giúp đỡ chỉ là bề ngoài nhưng thực chất là châm chọc, nhục mạ.

+ Động chạm vào vết thương lòng của Hồng hòng chia rẽ tình cảm mẹ con.

c) Ý nghĩa việc xây dựng nhân vật

- Bà cô là người lạnh lùng, tàn nhẫn, thâm độc. Là đại diện cho tầng lớp xã hội cổ hủ, phi nhân đạo.

- Qua hình ảnh bà cô, tác giả đã tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến với những cổ tục đày đọa con người.

2. Nhân vật bé Hồng

a) Bé Hồng trong cuộc hội thoại với bà cô

- Phản ứng đầu tiên "Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ, nghĩ đến cảnh thiếu tình thương của bản thân, đã toan trả lời là có."

→ Phản ứng bản năng của đứa trẻ thiếu thốn tình thương của mẹ.

- Tuy nhiên, nhận ra ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt rất kịch của cô thì cúi đầu không đáp.

→ Tủi thân, kìm nén.

- Hiểu được nỗi khổ của mẹ, chưa một lần trách mẹ "một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần....lấy một đồng quà."

→ Tình yêu thương, tin yêu mẹ vô điều kiện.

- Hành động cuối cùng cười và đáp lại "- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về."

→ Hành xử thông minh, thể hiện lòng tin với người mẹ, bảo vệ người mẹ.

b) Bé Hồng trong cuộc gặp gỡ mẹ

- Hoàn cảnh buổi gặp gỡ:

+ Đùng ngày giỗ đầu bố Hồng.

+ Buổi chiều tan học ở trường,

→ Cuộc gặp bất ngờ.

- Hành động, cảm xúc khi gặp mẹ:

Thoáng thấy bóng người giống mẹ.Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ.Khi được ngồi trong lòng mẹ.

- Đuổi theo.

- Gọi bối rối: Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi.

→ Câu đặc biệt.

→ Cuống quýt, hi vọng.

- Lo sợ "Nếu người quay lại ấy là một người khác....giữa sa mạc".

→ So sánh độc đáo.

- Hành động: "Thở hồng hộc...nức nở".

→ Miêu tả tài tình, sử dụng nhiều tính từ, động từ.

 

- Ngắm nhìn chân dung mẹ "không còm cõi xơ xác...thơm tho lạ thường..."

+ Cảm giác "ấm áp, mơn man khắp da thịt";" mê mẩn không nhớ mẹ đã hỏi gì và đáp gì."

+ Suy nghĩ "Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ...người mẹ có một êm dịu vô cùng".

+ Những lời nói cay độc của bà cô bây giờ không còn trong suy nghĩ của cậu nữa.

Khao khát, hi vọng, chờ mong, lo sợ.Xúc động mạnh, cuống cuồng, hờn tủi đan xen, hạnh phúc sung sướng. Ấm áp, sung sướng rạo rực, tận hưởng.

c) Ý nghĩa xây dựng nhân vật Hồng

@228082@

- Bé Hồng là cậu bé thông minh, cảm thông và có niềm tin mãnh liệt đối với người mẹ.

- Ca ngợi tình cảm mẹ con thiêng liêng. Nhà văn đứng về phía phụ nữ và nhi đồng.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Đoạn trích Trong lòng mẹ đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.

2. Nghệ thuật

- Thể loại hồi kí với lối văn uyển chuyển, tài tình, xúc động.

- Biện pháp tu từ: so sánh.

- Nghệ thuật tự sự và xây dựng nhân vật thành công.

IV. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi cuối bài

1. Sự việc chính mà tác giả kể lại ở đoạn trích Trong lòng mẹ là gì? Sự việc ấy được tập trung thể hiện ở phần nào của văn bản?

- Sự việc chính mà tác giả kể lại ở đoạn trích là cuộc gặp gỡ của bé Hồng và mẹ.

- Sự việc ấy được tập trung thể hiện ở phần thứ hai của văn bản.

2. Hình ảnh người mẹ qua lời kể của người cô và trong suy nghĩ, tình cảm của nhân vật tôi có gì khác nhau?

- Hình ảnh người mẹ qua lời kể của cô: bỏ con cái, xấu xí, không có tình nghĩa.

- Hình ảnh người mẹ trong suy nghĩ của nhân vật tôi: khổ sở, đáng thương, đáng kính, vẫn giữ lòng yêu thương.

3. Dẫn ra một số câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật tôi khi gặp lại mẹ. Từ đó, hãy nêu nhận xét về nhân vật này.

- Một số câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật tôi khi gặp lại mẹ: 

+ Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại.

+ Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.

+ Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.

+ Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầy sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

→ Nhân vật Hồng là đứa trẻ thiếu tình thương. Vì vậy, khi được gặp mẹ, nỗi lòng bao lâu nay được giải tỏa. Qua đây có thể thấy bé Hồng là đứa bé yêu thương mẹ vô bờ.

4. Theo em, vì sao đoạn trích Trong lòng mẹ thuộc thể loại hồi kí?

- Đoạn trích thuộc thể loại hồi kí vì nó ghi chép những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng của tác giả đã trải qua.

5. Viết khoảng 4 - 5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng.

Gợi ý:

Sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ, em có thể cảm nhận được tình yêu thương, tin tưởng của chú bé Hồng với mẹ mình. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, đáng quý mà bé Hồng không cho bất kì ai có quyền xâm hại vào. Dù cho bà cô có thâm độc, có tàn nhẫn như thế nào thì chú vẫn luôn giữ vững niềm tin, lòng thương cũng như sự thấu hiểu cho sự khổ cực của mẹ. Câu chuyện trên ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, đồng thời phê phán xã hội cổ hủ, lạc hậu thời bấy giờ đã đẩy con người đến cảnh túng quẫn, tha hương cầu thực.