Đọc: Cô bé bán diêm (Han Cri-xti-an An-đéc-xen)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

H. C. An-đéc-xen (1805 - 1875)

Quê quán: Đan Mạch.

Vị trí: Là nhà văn của loại truyện kể dành cho trẻ em.

2. Tác phẩm

Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

Bố cục:

+ Phần 1 (Từ đầu đến "cứng đờ ra"): Hoàn cảnh sống của cô bé bán diêm.

+ Phần 2 (Tiếp theo đến "chầu thượng đế"): Những mộng tưởng của cô bé bán diêm.

+ Phần 3 (Còn lại): Cái chết của cô bé bán diêm.

Tóm tắt

@301350@

II. Đọc hiểu văn bản

1. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm

- Hoàn cảnh gia đình: 

+ Mồ côi mẹ, gia sản tiêu tán sau khi bà mất.

+ Bố nghiện rượu, hay đánh đập, chửi rủa.

+ Em cô đơn, đói rét, phải tự đi kiếm sống.

→ Sự đối lập giữa quá khứ tươi đẹp và hiện tại tăm tối.

Trước đâyHiện tại
Được yêu thương, được ở một nơi ấm áp.Đau khổ, sống ở nơi tối tăm, lạnh lẽo.

→ Sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần.

- Tình huống đặc biệt:

+ Đêm giao thừa, trời rét mướt.

→ Giao thừa đáng ra phải là thời gian hạnh phúc, sum vầy bên gia đình.

+ Suốt cả ngày không bán được bao diêm nào nên không dám về nhà vì sợ cha đánh.

+ Em đầu trần, chân đất, bụng đói đang dò dẫm trong bóng tối.

Trời đông giá rét tuyết rơi.Cô bé đầu trần, chân đất.
Trời tối đen.

Cửa sổ mọi nhà đều rực sáng ánh đèn.

Cô bé bụng đói, rét run.Phố sực nức mùi ngỗng quay.
Ngôi nhà đẹp đẽ, xinh xắn nơi em sống ngày xưa.Một xó xỉnh lạnh lẽo

→ Các cặp hình ảnh đối lập làm nổi bật hiện thực khốc liệt, tình cảnh hết sức tội nghiệp của cô bé.

2. Những mộng tưởng của cô bé bán diêm

* Những mộng tưởng của cô bé

@301504@
Mộng tưởngThực tại

Lò sưởi ấm nóng.

→ Sáng sủa, ấm áp.

Lửa vụt tắt, sợ hãi

→ Tối tăm, lạnh lẽo.

Bàn ăn thịnh soạn.

→ Sung túc.

Bức tường dày, phố lạnh lẽo

→ Nghèo khổ, thiếu thốn.

Cây thông lộng lẫy.

→ Vui tươi, đẹp đẽ.

Ngọn nến biến thành sao.

→ Nuối tiếc, xót xa.

Bà nội về, cười hiền hậu.

→ Vui sướng.

Ảo ảnh biến mất.

→ Đau khổ, tuyệt vọng.

Hai bà cháu bay lên.

→ Hạnh phúc ngập tràn.

Cô bé chết bên đường.

→ Hiện thực phũ phàng, tàn nhẫn.

→ Các mộng tưởng đều phù hợp với hoàn cảnh và tâm lí của cô bé bán diêm:

+ Lần 1 vì trời rét.

+ Lần 2 vì bụng đói.

+ Lần 3 vì đó là đêm giao thừa.

+ Lần 4 vì cô bé thiếu tình yêu thương.

+ Lần 5 vì cô bé quá mệt mỏi, đau khổ trong cuộc sống hiện tại.

→ Cô bé luôn khao khát cuộc sống ấm no, hạnh phúc, luôn khát vọng tình yêu thương, mái ấm gia đình.

 

 

* Hình ảnh que diêm

@301449@

+ Xua đi cái giá rét.

+ Thể hiện mơ ước của cô bé về: mái ấm gia đình, cuộc sống no đủ, tình yêu thương.

+ Tố cáo xã hội: sự vô tâm của con người trong xã hội.

→ Thể hiện tinh thần nhân văn của tác giả.

3. Cái chết của cô bé bán diêm

Chi tiết miêu tả: "đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười".

→ Cái chết được miêu tả rất đẹp, cái chết của một người được toại nguyện.

→ Cái chết của thiên thần.

Tình cảm của tác giả:

+ Cảm thông, xót xa cho thân phận cô bé.

+ Ca ngợi vẻ đẹp, khát vọng, mơ ước trong tâm hồn của cô bé.

+ Lên án sự thờ ơ, lãnh đạm của con người trong xã hội.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.

2. Nghệ thuật

Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lí.

IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

1. Hãy chỉ ra các yếu tố của truyện được thể hiện trong văn bản Cô bé bán diêm bằng cách hoàn thành bảng.

Các yếu tố của truyệnCô bé bán diêm
Đề tài.Cuộc sống của những đứa trẻ bất hạnh.
Nhân vật.Cô bé bán diêm và các nhân vật trong tưởng tượng của cô bé.
Sự việc.Do mẹ và bà đã mất nên cô bé sống với bố. Nhà em rất nghèo phải sống chui rúc một xó tối trên gác sát mái nhà. Cô bé đi bán diêm để kiếm sống qua ngày ngay cả trong đem giao thừa. Và sáng ngày hôm sau, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười chết vì giá rét trong đêm giao thừa.
Chi tiết tiêu biểu.

1. Lần quẹt diêm đầu tiên: Em mộng tưởng ra ngôi nhà có lò sưởi.

2. Làn quẹt diêm thứ 2: Em mộng tưởng ra căn phòng có bàn ăn, có ngỗng quay.

3. Lần quẹt diêm thứ 3: Em mộng tưởng thấy cây thông nô-en và nến sáng lung linh.

4. Lần quẹt diêm thứ 4: Em mộng tưởng em thấy bà nội mỉm cười với em.

5. Lần quẹt diêm thứ 5: Em quẹt hế những quê diêm còn lại vì em muốn níu giữ bà ở lại, bà cầm tay em và hai bà cháu vụt bay.

Tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

Thể hiện sự thương xót, cảm thông cho số phận của đứa trẻ nghèo và những ước mơ tươi sáng mà bình dị.
Chủ đề.Tình yêu thương trước những số phận bất hạng, khát vọng sống tốt đẹp và ước mơ tươi sáng.

2. Từ việc đọc các văn bản trên, em rủ ra bài học kinh nghiệm gì khi đọc truyện ngắn?

Từ việc đọc các văn bản trên, em rút ra được là khi đọc truyện ngắn phải xác điịnh được đề tài, chủ đề của câu chuyện, tóm tắt được các sự việc, chi tiết tiêu biểu và cách thể hiện tình cảm của người viết trong văn bản.