Nội dung lý thuyết
- Tác giả: Ngọc Phú.
- Tác phẩm: Báo điện tử Đất Việt - Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, 9/2020.
1. Các loài sinh vật và quần xã
a) Sự đa dạng
- Trái Đất hiện có khoảng trên 10 000 000 loài sinh vật. Hiện nay con người mới chỉ biết được khoảng trên 1 400 000 loài (> 300 000 thực vật và > 1 000 000 động vật).
- Con người có thể nhận định khái quát về lịch sử tiến hóa hay sự phụ thuộc lẫn nhau của muôn loài.
b) Mối quan hệ các loài vật
- Các động vật và thực vật thường tồn tại và phát triển thành từng quần xã, trong những biome khác nhau.
- Tính đa dạng ở mỗi quần xã phụ thuộc vào sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ con mồi - vật ăn thịt và mức độ thay đổi các yếu tố môi trường...
- Dựa vào tính chất các loài trong quần xã có thể nói tới loài ưu thế, loài thứ yếu, loài ngẫu nhiên, loài chủ chốt... Trong quần xã luôn tồn tại trật tự.
- Giữa các loài trong quần xã luôn tồn tại mối quan hệ hỗ trợ và đối kháng.
2. Con người và mối quan hệ với các loài sinh vật
- Con người cũng chỉ là một loài sinh vật.
- Qua quá trình lịch sử lâu dài, con người bộc lộ khả năng sáng tạo và xã hội loài người ngày càng phát triển phức tạp.
- Con người trở nên tự kiêu, tự sắp xếp trật tự tự nhiên gây xáo trộn, phá vỡ... trong tự nhiên.
- Hiện nay con người đã tỉnh ngộ, biết nhìn nhận sáng suốt, biết chung sống hài hòa.
1. Nội dung
Văn bản nêu lên sự đa dạng của sinh vật cũng như cách các loài chung sống với nhau. Đồng thời nhắc đến con người với tư cách chủ thể tác động tới tự nhiên.
2. Nghệ thuật
Văn bản đa phương tiện, kết cấu đầu cuối tương ứng, đặt vấn đề trong tương quan với bộ phim Vua sư tử.
1. Những con số, dữ liệu nào trong đoạn (2) (Theo ước tính... lẫn nhau của muôn loài) thể hiện sự phong phú của các loài trên Trái Đất?
Trái Đất có khoảng trên 10.000.000 loài sinh vật, bao gồm cả thực vật và động vật.
Hiện nay, con người mới chỉ biết được khoảng trên 1.400.000 loài. Trong đó, có trên 300.000 loài thực vật và hơn 1.000.000 loài động vật.
2. Đoạn (3) (Các loài động vật... riêng từng loài) đã nói gì về sự đa dạng của quần xã sinh vật?
Đoạn (3) (Các loài động vật...riêng từng loài) đã nói về sự đa dạng của quần xã sinh vật. Các loài động vật và thực vật thường tồn tại và phát triển thành từng quần xã. Trong những bai-ôm khác nhau. Mỗi quần xã có thể được xem như một thế giới riêng, trong đó có sự chung sống của một số loài nhất định với số lượng cá thể hết sức khác nhau ở riêng từng loài.
3. Nêu những căn cứ giúp ta hiểu được tính trật tự trong đời sống của muôn loài. Theo em việc thiên nhiên duy trì trật tự ấy có ý nghĩa như thế nào?
Những căn cứ giúp ta hiểu được tính trật tự trong đời sống của muôn loài:
- Dựa vào tính chất của loài trong quần xã: loài ưu thế, loài thứ yếu, loài ngẫu nhiên, loài chủ chốt, loài đặc trưng.
- Dựa vào mối quan hệ hỗ trợ và đối kháng. Quan hệ hỗ trợ gắn liền với việc chia sẻ cùng nhau cơ hội sống. Quan hệ đối kháng được biểu hiện qua việc cạnh tranh, kí sinh), ăn thịt lẫn nhau.
Việc thiên nhiên duy trì trật tự ấy tồn tại song song của các quan hệ đó, thiên nhiên đã tạo nên một sự cân bằng tuyệt hảo, đảm bảo cho loài nào cũng có được chỗ đứng dưới mặt trời; cũng có đủ điều kiện để sinh trưởng. Như vậy, có một nhịp điệu chung trong quá trình tiến hoá của các loài, mà sự sinh sôi mạnh mẽ hay suy giảm số lượng của loài này dẫn sự phát triển theo hướng nhiều thêm hay bớt đi tương ứng của loài kia.
4. Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng, sự cân bằng trong từng quần xã sinh vật sẽ bị ảnh hưởng ra sao?
Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng, sẽ không có sự cân bằng trong từng quần xã. Các loài sẽ bị ăn thịt lẫn nhau, gây ra tình trạng mất cân bằng giữa từng loài, hoặc có những loài sẽ bị diệt vong.
5. Theo em, đoạn nào trong văn bản thể hiện rõ nhất cách trình bày văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả?
Theo em, đoạn "Trên Trái Đất... thế giới đẹp đẽ này." trong văn bản thể hiện rõ nhất cách trình bày văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả.
6. Cách mở đầu và kết thúc của văn bản thông tin này có gì đặc sắc?
Sự đặc sắc trong cách mở đầu và kết thúc của văn bản thông tin này là: Cả đoạn mở đầu và kết thuc, tác giả đều nêu vấn đề bằng cách đề cập đến bộ phim hoạt hình Vua Sư tử và nhắc lại câu nói "Tất cả chúng ta đều thuộc về vòng đời bất tận". "Một câu nói cho thấy sự am hiểu bản chất cuộc sống và sự ứng xử khôn ngoan với đời sống của muôn loài.
7. Con người có thể làm gì để bảo vệ sự phát triển phong phú của thế giới sinh vật?
Những việc con người có thể làm để bảo vệ sự phát triển phong phú của thế giới sinh vật: Trồng cây gây rừng, bảo vệ các loài động vật quý hiếm và hoang dã, các loại sinh vật biển, cải thiện hồ chứa nước,...
8. Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) với chủ đề: Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài đều cần thiết cho nhau.
Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài đều cần thiết cho nhau. Vì thế, một trong những vấn đề nóng được quan tâm là cách để giúp trẻ có nhận thức của riêng mình về những thảm họa môi trường và việc bảo vệ các loài sinh vật mà trái đất đang phải đối diện. Hàng ngày, bố mẹ cùng trò chuyện và thực hành với trẻ các hoạt động nho nhỏ và ý nghĩa. Đối với trẻ nhỏ, tiếp cận bằng hình ảnh và câu chuyện luôn là một cách hiệu quả để giúp trẻ có ấn tượng và ghi nhớ sâu sắc về cuộc sống muôn màu muôn vẻ của các loài sinh vật trên Trái Đất. Vì thế, những bộ phim ngắn hay những cuốn sách về các loài sinh vật chính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các bố mẹ khi trò chuyện và thực hành cùng con.