Đề bài : Phân tích bài thơ “Đây thôn Vỹ Dạ” của Hàn Mạc Tử

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Đề bài:Phân tích bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mạc Tử 

Bài làm

Hàn Mạc Tư là nhà thơ tài hoa của dòng văn học lãng mạn. Thơ ông mang nhiều màu sắc đan xen nhau tạo nên một nét riêng độc đáo. Có những vần thơ nhẹ nhàng, tinh khiết, đẹp tuyệt vời nhưng có những bài thơ mơ hồ, mờ ảo, “điên điên”. Người ta bảo như thế mới là Hàn Mạc Tử. “Đây thôn Vỹ Dạ” là bài thơ hay tính yêu,  về những trong trẻo, mát lành nhất của thiên nhiên.

Bài thơ “Đây thôn Vỹ Dạ” như là bức thư là tác giả gửi một cô gái mang tên Kim Cúc, là tiếng lòng, là lời mời của anh chàng thi sĩ. Bài thơ được sáng tác trong thời gian Hàn Mạc Tử đang bệnh nặng, nên nỗi buồn dường như còn phảng phất trong từng câu chữ.

Mở đầu bài thơ dường như là lời trách móc nhẹ nhàng, tình tứ:

Sao anh không về chơi thôn Vỹ

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

“Sao anh không về chơi” khiến người đọc liên tưởng đến thần sắc của cô gái khi trách yêu chàng trai lâu lắm rồi không ghé về thôn Vỹ mộng mơ, nên thơ chơi. Thôn Vỹ nằm cạnh bờ sông Hương là địa danh đẹp của Huế với khung cảnh trời nước mênh mông. Một lời trách nhưng thoảng chút vui tươi và chờ đợi.

Bức tranh của thôn Vỹ dần dần hiện lên qua ngòi bút tinh tế của tác giả. Ánh nắng buổi sáng mai tinh khiết, nhẹ nhàng làm cho không gian ở vùng quê trở nên lung linh, dịu nhẹ biết bao. Không gian như cao và xanh hơn nhờ anh nắng ban mai nơ đất Huế. “Vườn ai” dường như ám chỉ một khu vườn nhà ‘ai” đó mà chỉ “ai” mới biết. Thật tinh tế, kín đáo mà sâu sắc. Ngôn từ được Hàn Mạc Tử sử dụng rất đẹp, rất mềm. Màu xanh của khu vườn không phải xanh thắm, xanh nõn mà là “xanh như ngọc”. Trong trẻo, mát lành và tràn đầy sức sống.

Giữa khung cảnh thiên nhiên nên thơ, trữ tình, tinh khôi đó có thấp thoáng bóng dáng con người. Nhưng vẫn có một sự bí ẩn nào sau gương mặt đó. Cây trúc thường biểu tượng cho người quân tử, và gương mặt chữ điền là mặt phúc hậu, tròn đầy. Có lẽ có một vị khách bí ẩn nào đó đã ghé thăm thôn Vỹ mà “ai” không hay biết.

Nhưng bỗng nhiên đến khổ thơ thứ hao, giọng thơ lạc đi, chùng xuống:

Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay.

Vốn dĩ mây và gió luôn chung  đường với nhau nhưng trong thơ Hàn Mạc Tử lại là “gió theo lối gió, mây đường mây”. Có một sự chia lìa đến não nề và đau lòng. Hình ảnh “hoa bắp lay” nhẹ nhàng và rơi rụng xuống dòng sông khiến cho người đọc có cảm giác có cái gì đó đang vỡ tan ra. Nỗi buồn ở đây thật khác, mang dư vị riêng, là “buồn thiu”, buồn đến não nề, tê buốt. Tác giả đã mượn hình ảnh thiên nhiên để nói đến tình cảnh của mình hiện tại.

Thuyền và trăng luôn là những hình ảnh gần gũi đối với thơ ca. Hàn Mạc Tử đã mượn hình ảnh thuyền và trăng để nói lên tình cảm, nỗi lòng của mình. Đọc đến đây, người đọc dường như cảm nhận ra một điều gì đó mơ hồ, kì aaos. Đó chính là đặc trưng của thơ Hàn Mạc Tử. Không phải là con sông bình thường mà là “sông trăng” thật nên thơ, kì ảo, huyền diệu. Có lẽ đây là một đêm trăng đẹp, đêm trăng tròn đầy và viên mãn nhất. Câu hỏi tu từ cuối khổ thơ nhưng không ai trả lời. Một từ “kịp” khiến cho câu thơ trở nên hối hả và gấp gáp hơn. “Kịp” trở về để làm gì? Kịp yêu kịp thương kịp chờ sao.

Khổ thơ cuối thì màu sắc kì ảo đã bao trùm, nhưng sự kì ảo trong sự cho phép của thơ ca:

Mơ khách đường xa khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà

Có lẽ vì nỗi nhớ quá lớn, quá đầy nên hình ảnh “khách đường xa” đã lạc bước vào giấc mơ. Vừa gần nhưng cũng vừa thật xa, không thể chạm đến được. Đó cũng chính là sự mong ngóng, đợi chờ mòn mỏi của tác giả cho một mối tình. Khổ thơ cuối với gam màu trắng chủ đạo đã càng tăng thêm tính mơ hồ, kì ảo của bài thơ.

Tác giả băn khoăn không biết mối tình của mình và cô gái xứ Huế sẽ đi đến đâu, liệu rằng Tình người ta có còn đậm đà, chân thành như lời hứa nữa không. Có cảm giác như câu thơ tan ra, lênh láng cả một vùng sông trăng huyền ảo

Bài thơ “Đây thôn Vỹ Dạ” của Hàn Mạc Tử là một bài thơ hay, có sức chưa lớn. Một bức tranh thiên nhiên xứ Huế mộng mơ và một tấm chân tình sâu nặng