Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
TÍNH BAZO CỦA AMIN; TÍNH AXIT-BAZO CỦA AMINO AXIT
(Rthơm)3N < (R thơm)2NH < RthơmNH2 < NH3 < Rno NH2 < (Rno)2NH < (Rno)3N
- Trong phân tử amino axit vừa có đồng thời chức NH2 có tính bazo; chức COOH có tính axit. Vậy môi trường của dung dịch amino axit có tính bazo hay axit là phụ thuộc vào số lượng nhóm chức NH2 và COOH.
+ Số nhóm COOH = Sô nhóm NH2 => Môi trường trung tính
+ Số nhóm COOH > Sô nhóm NH2 => Môi trường axit
+ Số nhóm COOH < Sô nhóm NH2 => Môi trường bazo
Bài 1: So sánh tính bazơ của các hợp chất hữu cơ sau: NH3 , C2H5NH2 , CH3NH2 , C6H5NH2 , (C6H5)2NH , (C2H5)2NH ?
(C2H5)2NH > C2H5NH2 > CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2 > (C6H5)2NH
Bài 2: Cho các chất: (1) amoniac. (2) metylamin. (3) anilin. (4) dimetylamin.
Tính bazơ tăng dần theo thứ tự nào sau đây?
A. (1) < (3) < (2) < (4). B. (3) < (1) < (2) < (4).
C. (1) < (2) < (3) < (4). D. (3) < (1) < (4) < (2).
Đáp án: (3)<(1)<(2)<(4)
Bài 3. Cho các chất sau: (1) metyl amin; (2) Glyxin; (3) Lysin; (4) axit Glutamic; (5) Anilin. Số dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là:
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5
Đáp án: Các chất làm quỳ tím hóa xanh là: metyl amin; lysin