Củng cố, mở rộng

Nội dung lý thuyết

1. Thảo luận về các đặc điểm của truyền thuyết và hoàn thiện bảng theo mẫu sau:

STTCác yếu tốĐặc điểm
1Chủ đềThường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.
2Nhân vậtNhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng. Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng.
3Cốt truyệnTruyền thuyết được kể theo mạch tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh xuất hiện và thân thể; chiến công phi thường; kết cục.
4Lời kểLời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện.
5Yếu tố kì ảoYếu tố kì ảo (lạ và không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ.

2. Sưu tầm một số bản kể khác của các truyền thuyết đã học. So sánh và nêu nhận xét về sự giống và khác nhau (sự kiện, chi tiết) giữa các bản kể.

* Thánh Gióng

Truyện cổ đồng bằng sông Hồng có đoạn về Hồ Tây

Riêng ở vùng Trung châu (đồng bằng sông Hồng) đã có rất nhiều dị bản vì đây chính là địa danh nơi Thánh Gióng sinh ra trong truyền thuyết, có đền Gióng và mở hội Gióng hằng năm. Theo đó, các truyện cổ kể về Thánh Gióng rất cụ thể và chi tiết, gắn với các địa danh cổ như làng Gióng Mốt, làng Bình Tân, núi Dạm, làng Bưởi Nồi, đỉnh núi Sóc… Các truyện có chung cốt truyện: Gióng là con của Ông Đổng khổng lồ, do bà mẹ dẫm phải dấu chân ông Đổng trong vườn cà mà thụ thai, sau này lớn lên đi đánh giặc.
Đặc biệt, trong một truyện cổ do người già vùng này truyền lại, có kể rất rõ về chi tiết “Gióng tắm ở Hồ Tây”, như sau (đã đổi từ “Dóng” sang “Gióng”):
Gióng lại vượt sông Hồng, cả người lẫn ngựa đến thẳng làng Cáo (Xuân Tảo) bên bờ hồ Tây. Ở đấy Gióng phanh áo ngồi nghỉ, giở cơm nắm ra ăn, rồi xuống hồ tắm mát. Đoạn, nhắm thẳng phía Sóc Sơn mà ruổi ngựa, bỏ lại một đoạn roi sắt ở đấy. Qua Đông Đồ (xã Nam Hồng, Đông Anh), Gióng còn nghỉ lại một lần nữa để thu xếp đồ đạc...
Đến chân núi Sóc Sơn, Gióng ghìm cương, ngựa hí và giẫm chân xoay bốn phía. Bây giờ ở đây là làng Mã có những ao chuôm dày chi chít là vì vậy. Gióng nhìn đất nước lần cuối, rồi phóng thẳng lên đỉnh cao, cởi áo sắt vắt lên cành cây trầm, trong nháy mắt cả người lẫn ngựa vụt biến lên mây".
Trong truyện cổ vùng Trung châu, những dị bản lâu đời nhất của truyện Gióng, đã có chi tiết Gióng ở Hồ Tây.

Dị bản thời Lý đưa Gióng về Hồ Tây

Qua nghiên cứu hai tập truyện cổ về thần linh Việt Nam là Việt điện u linh (thế kỷ 14) và Lĩnh Nam chích quái (được cho là vào thời Trần), GS Cao Huy Đỉnh đặt ra giả thiết: Tiền thân của Thánh Gióng là truyện người anh hùng núi Sóc ở Sóc Sơn. Đến thời tiền Lê thì được phong là Sóc Thiên Vương, đến thời Lý thì trở thành phúc thần hồ Tây và đồng hóa với thổ thần làng Phù Đổng. Sóc Sơn thuộc Vĩnh Phúc còn Phù Đổng thuộc Gia Lâm ngày nay.
Trong Sự tích Sóc Thiên Vương của Việt điện u linh có ghi: “Đến nhà Lý muốn cho tiện việc cầu đảo, mới dời đền về bên Tây Hồ thờ làm phúc thần, có chép vào tự điển”.
Tổng hợp từ Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái, Cao Huy Đỉnh viết: “Lý Thái Tổ phong cho thổ thần làng Phù Đổng là Xung Thiên Thần Vương, vì thần này đã báo điềm lành vua cho mình. Cũng Lý Thái Tổ đã phong cho người anh hùng trẻ nhỏ có công đánh giặc Ân là Xung Thiên Thần Vương, lập miếu thờ ở làng Phù Đổng, cạnh chùa Kiến Sơ”.
Rồi tổng kết: “Từ nay ông Gióng ra đi đánh giặc từ làng Phù Đổng rồi cũng trở về Sóc Sơn như trước, nhưng lại phải ghé qua Hồ Tây “ăn cơm nắm, cởi áo tắm mát và bỏ quên một đoạn roi sắt ở đó”. Những chi tiết này không thể có sớm hơn nhà Lý”.
Hội Gióng như ngày nay cũng được cho là có từ thời Lý Thái Tổ.

Thơ Kể chuyện buổi đầu dựng nước của Cao Huy Đỉnh

Tác phẩm này do Lại Nguyên Ân sưu tầm, được giới thiệu là nói về “Chú bé làng Dóng. Truyền thuyết dân gian vùng Trung châu. Cao Huy Đỉnh viết lại với sự cộng tác của Nguyễn Đức Long”. Trong đó, có đoạn về Thánh Dóng sau khi thắng trận:
“Người thợ rào làng Mòi thì thầm:
- Trên đường về, Gióng ghé thăm tôi. Gióng ngắm lò rèn, nghe thụt bễ hồi lâu;
Tôi cố níu Gióng ở lại đây mà không được...
Giếng làng Bưởi Nồi thổ lộ niềm vui:
- Giữa đất giữa trời, một trưa nắng cháy, uống nước lòng tôi.
Tôi mong Gióng uống nhiều nước mát;
...
Sóng nước đầm kia lại rì rầm:
- Về đến đây, Gióng cởi ngay đồ xuống tắm,
Rồi lên bờ mở gói cà, mo cơm nắm ra ăn.
Ăn xong, Gióng lên ngựa nhằm hướng đồi Sóc mà đi, bỏ quên ở đây đoạn roi sắt.
...
Ao chuôm làng Ngựa thổ lộ niềm vui:
- Đến đây, Gióng ghìm cương cho ngựa giẫm chân quay bốn phía, đưa mắt nhìn non sông lần cuối rồi nhằm đỉnh Sóc mà phi lên.”
Do sáng tạo lại từ những truyện cổ tự mình nghiên cứu nên GS Đỉnh chủ động đưa tình tiết “Gióng tắm và ăn cơm” vào tác phẩm, nhưng không để Gióng “chết trong rừng” như trong tưởng tượng của nhà thơ Nguyễn Đình Thi.

Dị bản có chi tiết “đứt đầu”

Truyền thuyết ở làng Sơn Dương (huyện Lâm Thao, Phú Thọ cũ) không hẳn là về Thánh Gióng nhưng có yếu tố tương đồng về “em bé khổng lồ đánh giặc”, cũng được Cao Huy Đỉnh đưa vào nhóm truyện này. Truyện như sau:
“Xưa có một vị thần do bà mẹ giẫm phải dấu chân khổng lồ bằng đá rồi thụ thai mà đẻ ra. Thần lớn lên như thổi và được nhà vua cho đi đánh giặc. Chém xong tướng giặc, định quay trở về thì bị vướng dây của quân giặc tung ra, nên thần ngã từ trên ngựa xuống. Giặc chém thần đứt đầu. Nhưng thần ôm đầu chạy về đến đầu làng thì gặp một bà hàng nước. Thần hỏi: “Mất đầu còn sống được không?”. Bà hàng nước trả lời: “Mất đầu thì chết”. Thế là thần hóa ngay tại đó.”

* Sơn Tinh Thủy Tinh

Bài văn vần - Hình thức như một bài thơ, có nội dung khác biệt.

Chuyện rằng ở nước Văn Lang
Có cô công chúa là nàng Mỵ Nương
Nhan sắc cũng chỉ thường thường
Nhưng mà nổi tiếng tỏ tường ăn chơi
Thời gian thấm thoắt dần trôi
Vua cần có rể nối ngôi trị vì
Bèn cho quảng cáo ti vi:
“Công chúa đương tuổi xuân thì rất xinh
Ai người quân tử say tình
Đẹp trai, thành đạt, thông minh, lắm tiền
Mau mau ứng thí rể hiền
Giang san một nửa có liền về tay”
Tin loan ra mới một ngày
Bao trang tuấn kiệt về ngay kinh thành
Cùng nhau ra sức đua tranh
Những mong đến lúc được giành con vua
(Thấy bao nam tử bị lừa
Mỵ Nương thích chí: “Cho chừa thói ngu”)
Bao ngày sát hạch binh thư
Hai chàng trúng tuyển đúng như ý nàng
Phong lưu, đẹp mã, lắm vàng
Lại thêm hài hước, đàng hoàng, thông minh
Một chàng tên gọi Sơn Tinh
Đến từ đỉnh núi thần linh trị vì
Chàng này nét mặt lầm lì
Thân hình cao lớn, phương phi, oai hùng
Ga lăng, lãng mạn vô cùng
Làm cho con gái vua Hùng ngất ngây:
“Cha ơi con thích chàng này
Cha cho bày tiệc cưới ngay bây giờ
Sự đời lắm chuyện bất ngờ
Nhỡ chàng đổi ý phớt lờ con sao?”
Sơn Tinh kính cẩn cúi chào
Buông lời tán tỉnh ngọt ngào dễ thương:
“Ơ kìa công chúa Mỵ Nương
Ta đây đâu phải là phường Sở Khanh
Nhưng ta cũng muốn cưới nhanh
Bởi vì rất muốn mau giành ngôi vua”
Thủy Tinh vội vã vào thưa:
“Muôn tâu bệ hạ, xin chừa hắn ra
Thần vừa đến tự phương xa
Ở nơi biển thẳm nguy nga cung rồng
Biết tin công chúa kén chồng
Thần xin dâng cả tấm lòng thảo thơm”
Mỵ Nương khẽ liếc mắt lườm
Thấy chàng trai trẻ tinh tươm áo quần
Dung nhan lãng tử phong trần
Xem ra trong bụng có phần say mê
Bèn đưa tay vuốt tóc thề
(Thực ra là tóc rễ tre duỗi rồi)
Nhìn vua năn nỉ ỉ ôi:
“Cha ơi cha hãy truyền ngôi cho chàng”
Thấy công chúa quá vội vàng
Vua liền hỏi lại xem nàng thích ai
Công chúa nước mắt ngắn dài
“Hu hu, con thích cả hai sao giờ ?”
Quan quân bèn mách nước cờ
Cho thi văn võ để chờ ai hơn
Vua nghe thấy thế mừng rơn
Bèn cho truyền lệnh thi luôn tranh tài
Bắt đầu tiết mục chuyện hài
Sơn Tinh kể trước một bài thơ vui:
“Một cô gái tuổi đôi mươi
Mặt mày xinh đẹp, dáng người thướt tha
Có lần đi khám y khoa
Gặp anh bác sĩ hào hoa vô cùng
Về nhà cô kể lung tung
Cha ơi anh ấy lạ lùng lắm thay
Nhìn con anh nói thế này:
‘Hôm nay anh gặp một ngày rất xui
Ống nghe anh đã quên rồi
Nên anh dùng tạm tai người nghe em’
Rồi anh nghe phổi nghe tim
Đôi mắt anh ấy lim dim mơ màng
Tai anh áp sát dịu dàng
Rà lên rà xuống nhẹ nhàng đó cha
Mà anh khám kỹ lắm nha
Chỉ nghe tim phổi mất ba giờ liền
Bố nhìn con gái dịu hiền
Trong lòng rất đỗi muộn phiền nói ngay:
‘Thằng cha này xỏ lá thay
Nhưng mà con cũng còn may quá trời
Nó chỉ quên ống nghe thôi
Chứ quên ống chích tiêu đời con luôn’”
Sơn Tinh vừa dứt lời tuôn
Mọi người ôm bụng ngoác mồm như điên
Quan quân cười ngả cười nghiêng
Nhà vua sặc cả miếng riềng vừa nhai
(Triều đình đang nhậu lai rai
Cầy tơ chín món, mấy chai rượu nồng)
Công chúa thích chí trong lòng:
“Sơn Tinh chàng hãy làm chồng thiếp ngay”
Triều đình trên dưới vỗ tay
Chúc cho đôi trẻ men say duyên tình
Vừa hay lúc ấy Thủy Tinh
Đùng đùng nổi giận một mình bước ra:
“Trăm năm trong cõi người ta
Thủy Tinh kể chuyện rất là OK
Mọi người xin hãy lắng nghe
Chuyện này đảm bảo bốn bề cười lăn”
Nói rồi đứng trước quan văn
Chàng ta đủng đỉnh nói năng khôi hài:
“Trong giờ học toán lớp hai
Cô giáo mới đặt một bài toán vui:
Năm con chim nhỏ trên trời
Khẽ khàng đậu xuống cành sồi xanh non
Thợ săn bắn chết hai con
Số chim ở lại sẽ còn bao nhiêu?
Cả lớp im lặng đăm chiêu
Cuối cùng một cậu đáp liều như sau:
‘Bài này có khó gì đâu
Chẳng còn lại chú chim nào trên cây!’
Cô giáo mới nói thế này:
‘Em mà đáp thế là sai mất rồi
Để cô minh họa em coi
Sau đó em hãy trả lời lại ngay’
Cô giáo xòe năm ngón tay
Rồi cô cụp xuống bớt hai, hỏi rằng:
‘Bây giờ em đã rõ chăng?’
Cậu bé vẫn cứ khăng khăng: ‘không còn
Vì nghe súng nổ vang giòn
Lũ chim bay mất có còn nữa đâu!’
Cô giáo thích thú gật đầu:
‘Đáp số không đúng nhưng giàu ý hay
Suy luận lô gíc lắm thay
Cô rất thích cách nghĩ này của em’
Cậu bé vội vã nói thêm
‘Hồi nãy cô đã đố em một bài
Cuộc chơi vẫn cứ còn dài
Mời cô đoán thử bài này cho em:
Một chiều gió nhẹ bên thềm
Có ba phụ nữ ăn kem ngon lành
Một người cắn vội thật nhanh
Người liếm, người mút để ăn nhẹ nhàng
Bây giờ cô có biết chăng
Ai là phụ nữ có chồng hả cô?’
Quả là câu hỏi bất ngờ
Cô giáo đỏ mặt đứng đờ chôn chân
Rồi cô hạ giọng nói thầm:
‘Người phụ nữ mút que kem chứ gì?’
Cậu bé cười mỉm mím chi
Ra chiều đắc thắng bởi vì cô sai:
‘Chính người có nhẫn đeo tay
Mới là đáp án bài này đó cô
Nhưng mà cô chớ có lo
Em thích cách nghĩ mà cô trả lời”
Nghe xong công chúa bật cười
Vội vàng tiến đến lả lơi đưa tình:
“Cha ơi con thích Thủy Tinh
Bởi vì chàng ấy thông minh, khôi hài”
Cả hai ngang sức ngang tài
Khiến vua rối trí – chọn ai bây giờ?
Bèn bảo công chúa đố thơ
Ai người giải được thì cho làm chồng
Công chúa chúm chím môi hồng
(Son này nhập ngoại triệu đồng một cây )
Nàng đọc câu đố thế này:
“Một ngày trời đẹp, mây bay, nắng hồng
Gà con rảo bước chơi rông
Diều hâu bay đến lượn vòng bên trên
Gà con ngửa cổ ngước lên
Nói câu gì đó rơi liền diều hâu
Mời hai chàng hãy đoán mau
Em gà con nhỏ nói câu gì nào?”
Sơn Tinh nhanh nhẹn làm sao
Vừa nghe câu đố ngọt ngào nói ngay
“Gà con nó nói thế này:
Diều hâu chàng hỡi ra tay khoe hàng
Diều hâu nghe thế vội vàng
Khép đôi cánh lại điệu đàng làm duyên
Dụ em gà nhỏ dịu hiền
Nào ngờ rơi xuống tan liền xác thân
Gà ta đắc chí vô ngần
Đáng đời dại gái si đần diều hâu”
Nhà vua thích chí gật đầu
Phen này phò mã còn vào tay ai?
Thủy Tinh lườm mắt nguýt dài
Công chúa thấy thế ra bài đố thêm:
“Chuyện voi và chuột một đêm
Chuột vừa thỏ thẻ voi liền ngất đi
Hỏi chuột đã nói câu gì
Khiến voi hoảng hốt tứ chi cứng đờ?”
Hai chàng Sơn Thủy la to:
“Con chuột nó nói ngây thơ thế này
Voi ơi em đã có thai
Làm voi choáng váng xỉu ngay ra nhà”
Mỵ Nương cũng phải cười khà
Hai ngươi đọc báo rõ là nhanh ghê
Chuyện này ta mới vừa nghe
Hai ngươi đã biết bét nhè là sao
Bây giờ xin hãy đoán mau
Tỉnh dậy, voi nói một câu thầm thì
Chuột đang hí hửng cười khì
Lăn đùng ra xỉu, hỏi vì sao đây?”
Sơn Tinh đỏ mặt tía tai
Vò đầu bứt tóc nghĩ hoài không ra
Thủy Tinh lúc ấy ngâm nga:
“Voi nói thêm đứa nữa nha hỡi nàng”
Chuột nghe đổ vật ra sàn
Một đứa đủ mệt, một đàn làm sao?
Triều đình bàn tán xôn xao
Bây giờ biết tính thế nào mà so?
Hai người thi thố mấy trò
Bất phân thắng bại khiến cho vua rầu
Nào là đấu võ, thể thao
Đánh đàn, ca hát thấp cao tranh tài
Lại còn xếp chiếu đánh bài
Rồi chơi chứng khoán xem ai tinh tường
Mỗi người mỗi vẻ phi thường
Chẳng ai chịu lép chịu nhường cho ai
Sơn Tinh nghĩ bụng thế này
Thủy Tinh thằng ấy cũng tài như ta
Nếu không có kế ranh ma
Làm sao vào được hoàng gia bây giờ?
Thế là để ý thăm dò
Rồi đem đô Mỹ biếu cho nữ tì
Hỏi xem công chúa thích gì
Nữ tì liếc thấy phong bì căng căng
Bèn hạ giọng mách nước rằng:
“Chàng đem đồ độc tặng nàng là xong
Kim cương, đá quý, vàng ròng
Vòng tay nạm chín ngọc hồng sáng choang
Bông tai gắn chín hạt xoàn
Công chúa sẽ thích, xin chàng đầu tư”
Sơn Tinh giả bộ gật gù
(Chúng mày cứ tưởng ta ngu, ấm đầu? )
Bèn sai người đến xứ Tàu
Hàng giả mấy món đặt mau đem về
Công chúa thích mẩn thích mê
Ngay lập tức gạt ra rìa Thủy Tinh
Xin cha cho cưới Sơn Tinh
Vì chàng đã quý yêu mình như tiên
Vua Hùng vội vã tuyên liền:
“Sơn Tinh xứng đáng rể hiền của ta
Cho vào đội ngũ hoàng gia”
(Nói nghe sang vậy chứ là... hàng điêu !)

Bài văn xuôi - Văn xuôi - Nhiều chi tiết lạ.

Hùng Vương thứ 18 (vốn là một Kiếm khách Nhân tộc) có 1 người con gái tên là Mỵ Nương (Pháp sư Nhân tộc) đã đến tuổi lấy chồng. Hùng Vương muốn gả con gái cho một tù trưởng (bang chủ) hoặc 1 lạc tướng (đường chủ) nào đó đủ sức mạnh để có thể cai quản đế chế của ông. Điều ông lo lắng là hàng năm những bộ lạc (guild) nhỏ ven sông thuộc sự cai quản của ông đều bị cướp bóc và tàn phá bởi các bộ lạc sống dưới nước (Tịch tộc). Những bộ lạc này rất giỏi thủy binh lại có sức chiến đấu mãnh liệt nên lần nào hai bên giao chiến quân của Hùng Vương cũng bj thiệt hại nặng nề. Nghe nói ở vùng núi cao có người tù trường cũng rất tài giỏi tên là Sơn tinh (Thú tộc), người này vóc dáng thấp nhỏ tính khí hài hòa dù trẻ tuổi nhưng lại có quân đội rất thiện chiến trong tay và kỹ nghệ rèn đúc vũ khí vô cùng sắc bén, bộ lạc vừa có nguồn lâm sản dồi dào quý hiếm lại đồng quản lý Vũ tộc nên Hùng Vương có ý muốn gả Mỹ Nương cho người này.

Mở ngoặc một chút ở đoạn này, Sơn Tinh có bố là Vũ tộc, mẹ là Thú tộc nên chàng được thừa hưởng quyền cai quản cả Thú tộc lẫn Vũ tộc. Thời điểm này người ta chưa có cách giám định AND nên không biết, chỉ có miệng lưỡi thế gian luôn nói “Sao con của Vũ tộc vs Thú tộc lại là Thú?”

Thủy Tinh (Thích khách Tịch tộc) một mình đi do thám tình hình bất ngờ gặp gỡ Mỵ Nương trên bãi cát ven sông đem lòng yêu mến. Đúng lúc này một bộ lạc nhỏ dưới nước tấn công lên bờ, trong lúc hỗn loạn Thủy tinh úp 1 chiếc thuyền độc mộc lên người Mỵ Nương cứu nàng khỏi việc bị bộ tộc kia bắt là nô lệ. Sau đó Mỵ Nương đem lòng yêu Thủy Tinh. Hai người hẹn ước với nhau dù biết không thể nào hai bộ tộc có thể chung sống hòa bình

Hùng Vương được Sơn Tinh cử ba người tin cậy từ trên núi xuống giúp đỡ việc chuẩn bị đám cưới và chống giặc nước. Người thứ nhất là Voi Điên (Thần thú build theo đường hóa hổ) thân hình to lớn sức vóc hơn người người này có trách nhiệm huấn luyện quân binh cho Hùng Vương. Người thứ hai là Ngựa Gió (Vũ mang Vũ tộc) thân hình bé nhỏ linh hoạt có thể thoắt ẩn thoắt hiện chuyên việc do thám và ám sát. Vẻ ngoài thì là do thám các bộ lạc Tịch tộc nhưng bên trong cũng ngầm theo dõi các hoạt động của Hùng Vương. Người thứ ba là Mỹ Kê, người này là nữ nhân thạo việc múa hát lại giỏi y thuật, vẻ ngoài là giúp đỡ việc cưới xin nhưng lại ngấm ngầm quyến rũ Hùng vương và các Lạc tướng. Khi ba người này xuất hiện Hùng Vương quả thật đã rất mừng rỡ liền sắp xếp ngày cưới.

Để công bằng theo tục lệ Hùng Vương vẫn phải tổ chức hội thi võ. Thủy Tinh và Sơn tinh đều có mặt tham gia. Không ngờ cuối cùng hai người chạm trán nhau và bất phân thắng bại. Hùng Vương đành dùng kế hiến lễ vật của Mỹ Kê để gây khó khăn cho Thủy Tinh. Một mặt sai Ngựa Gió dẫn vài chục tinh binh đón đường nhằm ám sát Thủy Tinh. Thủy Tinh biết không dễ gì Hùng Vương để cho đi dễ dàng nên hết sức đền phòng tương kế tựu kế (tàng hình – móc lốp) giết chết Ngựa Gió. Rồi mau chóng về chuẩn bị lễ vật

Chưa đến hạn 3 ngày một hôm có người báo có chiếc thuyền độc mộc đầu chim trôi về doanh trại. Thủy tinh ra xem thì thấy con dao găm và chuỗi vòng san hô của mình thì biết là Mỵ Nương đã gặp chuyện. Trong cơn mưa tầm tã mặt sông sóng cuộn trào Thủy tinh cùng hàng trăm tinh binh ngược dòng đến đòi Mỵ nương.

Đến trước cổng thành Thủy tinh gào tên Mỵ Nương nhưng chỉ có tiếng những mũi tên đồng rít lên trong không trung quân thủy tinh chết vô số kể. Thấy Thủy Tinh yếu thế Hùng Vương đứng trên cổng thành nói vọng xuống " Mỵ Nương đã được Sơn tinh đưa về núi. Nhà ngươi quay về đi, từ nay đừng xâm phạm bờ cõi của ta". Thủy tinh trong lòng uất hận rút cây chủy thủ phi thẳng vào chóp mũ của Hùng Vương làm đứt chùm lông chim trên đầu xong quay ra thuyền đuổi theo Sơn Tinh. Hùng Vương sợ hãi đứng chết lặng Mỹ Kê đứng cạnh lộ vẻ thất vọng vì mũi lao không là chết Hùng Vương.

Sơn Tinh Lúc này đang ngược dòng thì thấy đằng sau có thuyền Thủy tộc đuổi theo, biết có chuyện chẳng lành liền thúc quân cho thuyền chạy nhanh hơn. Thuyền nặng lại chở nhiều người nên chẳng mấy chốc đã bj thuyền của Thủy tinh đuổi kịp. Thủy tinh cất tiếng chửi mắng Sơn tinh đã dùng gian kế. Đáp lại Sơn Tinh cho Voi Điên chỉ huy những thuyền lớn đánh chặn Thủy tinh còn mình thì tách ra thuyền nhỏ đi trước. Thủy Tinh với số quân ít ỏi nên gặp khó khăn và phải vất vả để cầm cự. Trong khi đó chiếc thuyền chở Mỵ Nương ngày càng xa dần.Thủy Tinh đang chuẩn bị thất thế thì bỗng có hơn trăm thuyền nhỏ vun vút lao tới. Các thủy tộc nhỏ biết tin đã đến ứng cứu kịp thời. Trong chốc lát những thuyền lớn của Voi Điên chìm dần xuống nước. Mặt sông rộng loang máu đỏ và xác người. Thủy Tinh cảm ơn các bộ tộc anh em rồi một mình tiếp tục đuổi theo Sơn tinh bằng 1 chiếc thuyền độc mộc.

Sơn tinh đưa Mỵ Nương về thành, lập tức làm lễ động phòng. Ấy nhưng, ngay lúc này, Mỵ Nương phát hiện ra con người thật của Sơn Tinh, chàng không phải là Thần thú mà là Tiên thú. Trời đất như cuồng quay, một thoáng nghe lòng quặn đau, nàng đã nhận ra Thủy Tinh mới là người đàn ông đích thực, người đàn ông của đời nàng. Nàng đạp con les Sơn Tinh 1 phát dính vào tường rồi ôm mặt khóc tu tu. Sơn Tinh tức điên, ả bắt quân lính đem Mỵ Nương giam vào một am núi đá có lính canh cẩn mật, mục đích sẽ chờ ngày bố vợ rời đô đi thăm con sẽ ám sát và troán ngôi.

Lúc này, Thủy tinh đột nhập vào thành của Sơn tinh tận mắt chứng kiến những công nghệ vũ khí mà Sơn Tinh có trong tay và mưu đồ thôn tính Âu Lạc. Mờ sáng hôm sau Thủy tinh tìm được nơi giam giữ Mỵ Nương. Vượt qua rất nhiều khó khăn hai người chạy ra đến bãi sông nơi giấu chiếc thuyền của Thủy Tinh thì bị Sơn tinh và kỵ binh của mình đuổi kịp. Hai người giao chiến trên bãi cát rộng cuối cùng Sơn tinh thất thế bị Thủy tinh kề gươm đồng vào cổ. Ngay lập tức thị vệ của Sơn tinh ập đến gươm giáo tua tủa vây kín lấy ba người. Thủy tinh bị đâm một nhát vào vai từ phía sau làm thanh kiếm rơi xuống đất, Sơn tinh vùng dậy thoát khỏi hiểm nguy. Mỵ nương nhặt thanh kiếm đứng làm điểm tựa cho Thủy tinh khỏi ngã ngục… Trong một khoảnh khắc, thời gian bỗng như ngừng trôi… Bất ngờ Sơn tinh ra lệnh thả hai người vì chàng nhận thấy ánh lửa trong mắt Mỵ Nương.

Hai người dìu nhau lên chiếc thuyền độc mộc trôi xuôi theo dòng nước. Lúc bấy giờ Thủy tinh mới nằm yên ngắm Mỵ nương chèo thuyền. Mỵ Nương đứng cuối thuyền đang cất tiếng hát, tiếng hát vang cả khúc sông vừa ai oán lại vừa vui mừng...

3. Tìm hiểu, giới thiệu một tác phẩm thơ hoặc vở kịch thể hiện nội dung truyện Thánh Gióng và nội dung truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

* Thánh Gióng

Nhớ xưa đang thuở triều Hùng
Vũ Ninh nổi đám bụi hồng nẻo xa
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mảng nẩy ra kỳ tài
Lên ba đang tuổi anh hài
Roi vàng ngựa sắt ra oai trận tiền
Một phen khói lửa dẹp yên
Sóc Sơn nhẹ bước thần tiên lên trời
(Trích Bài hát dân gian  Hội Gióng)

 

Nhớ xưa thứ sáu Hùng Vương

Hai mươi tám tướng, tướng cường nữ nhung

Xâm thượng cậy thế khoe hùng

Quân sang đóng chật một vùng Vũ Ninh.

Trời cho thánh tướng giáng sinh

Giáng về Phù Đổng ẩn hình ai hay

Mới lên ba tuổi thơ ngây

Nghe vua cầu tướng ngày rày ra quân

Gọi sứ phán bảo ân cần

Roi vàng ngựa sắt đề binh tức thì

Thánh vương khi ấy ra uy

Nửa chiều sấm sét, tức thì giặc tan.

Áo nhung cởi lại Linh San

Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.

Giúp vua dẹp nước đã yên

Quốc dân hương lửa ức niên phụng thờ.

(Bài hát dân gian Hội Gióng)

 

* Sơn Tinh Thủy Tinh

I
Ngày xưa, khi rừng mây u ám
Sông núi còn vang um tiếng thần,
Con vua Hùng Vương thứ mười tám,
Mỵ Nương, xinh như tiên trên trần.
Tóc xanh viền má hây hây đỏ,
Miệng nàng hé thắm như san hô,
Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ:
Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ.
Hùng Vương thường nhìn con yêu quá,
Chắp tay ngẩng lên giời tạ ân;
Rồi cười bảo xứng ngôi phò mã,
Trừ có ai ngang vì thần nhân.
Hay đâu thần tiên đi lấy vợ!
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lòng tơ vương,
Không quản rừng cao, sông cách trở,
Cùng đến Phong Châu xin Mỵ Nương.

Sơn Tinh có một mắt ở trán,
Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì.
Một thần phi bạch hổ trên cạn,
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.
Hai thần bên cửa thành thi lễ,
Hùng Vương âu yếm nhìn con yêu.
Nhưng có một nàng mà hai rể,
Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều!
Thuỷ Tinh khoe thần có phép lạ,
Dứt lời, tay hất chòm râu xanh,
Bắt quyết hò mây to nước cả,
Dậm chân rung khắp làng gần quanh.
Ào ào mưa đổ xuống như thác,
Cây xiêu, cầu gẫy, nước hò reo,
Lăn, cuốn, gầm, lay, tung sóng bạc,
Bò, lợn, và cột nhà trôi theo.
Mỵ Nương ôm Hùng Vương kinh hãi.
Sơn Tinh cười, xin nàng đừng lo,
Vung tay niệm chú. Núi từng dải,
Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò
Chạy mưa. Vua tuỳ con kén chọn.
Mỵ Nương khép nép như cành hoa:
"Con đây phận đào tơ bé mọn,
Nhân duyên cúi để quyền mẹ cha!"
Vua nghĩ lâu hơn bàn việc nước,
Rồi bảo mai lửa hồng nhuốm sương,
Lễ vật thần nào mang đến trước,
Vui lòng vua gả nàng Mỵ Nương.
II
Bình minh má ửng đào phơn phớt,
Ngọc đỏ rung trên đầu lá xanh.
Ngọn liễu chim vàng ca thánh thót,
Ngự giá Hùng Vương lên mặt thành.
Mỵ Nương bên lầu son tựa cửa,
Rèm ngọc lơ thơ phủ áo hồng.
Cánh nhạn long lanh vờn ánh lửa,
Mê nàng, chim ngẩn lưng giời đông.

Rừng xanh thả mây đào man mác,
Sơn Tinh ngồi bạch hổ đi đầu
Mình phủ áo bào hồng ngọc dát,
Tay ghì cương hổ, tay cầm lau.
Theo sau năm chục con voi xám
Hục hặc, lưng cong phủ gấm điều,
Tải bạc, kim cương, vàng lấp loáng,
Sừng tê, ngà voi và sừng hươu.
Hùng Vương trên mặt thành liễu rủ,
Hớn hở thần trông, thoáng nụ cười.
Thần suốt đêm sao dài không ngủ,
Mày ngài, mắt phượng vẫn còn tươi.

Sơn Tinh đến lạy chào bên cửa,
Vua thân ngự đón nàng Mỵ Nương.
Lầu son nàng ngoái trông lần lữa,
Mi xanh lệ ngọc mờ hơi sương.
Quỳ lạy cha già lên kiệu bạc,
Thương người, thương cảnh xót lòng đau.
Nhìn quanh, khói toả buồn man mác,
Nàng kêu: "Phụ vương ôi! Phong Châu!"
Kiệu nhỏ đưa nàng đi thoăn thoắt,
Hùng Vương mơ, vịn tay bờ thành.
Trông bụi hồng tuôn xa, xa lắc,
Mắt nhoà lệ ngọc ngấn đầm quanh...

Thoảng gió vù vù như gió bể,
Thuỷ Tinh ngồi trên lưng rồng vàng.
Yên gấm tung dài bay đỏ choé,
Mình khoác bào xanh da giời quang.
Theo sau cua đỏ và tôm cá,
Chia đội năm mươi hòm ngọc trai,
Khập khiễng bò lê trên đất lạ,
Trước thành tấp tểnh đi hàng hai.
Hùng Vương mặt rồng chau ủ rũ,
Chân trời còn phảng bóng người yêu,
Thuỷ Tinh thúc rồng đau kêu rú,
Vừ uất vì thương, vừa bởi kiêu.
Co hết gân, nghiến răng, thần quát:
"Giết! Giết Sơn Tinh hả hờn ta!"
Tức thời nước sủi reo như thác,
Tôm cá quăng ngọc trai mà hoa.
III
Sơn Tinh đang kèm theo sau kiệu,
Áo bào phơ phất nụ cười bay.
(Vui nhỉ mê ai xinh, mới hiểu)
Thần trông kiệu nhỏ, hồn thêm say.
Choàng nghe sóng vỗ, reo như sấm,
Bạch hổ dừng chân, lùi, vểnh tai.
Mỵ Nương tung bức rèm đỏ thắm,
Sơn Tinh trông thấy càng dương oai.
Sóng cả gầm reo lăn như chớp,
Thuỷ Tinh cưỡi lưng rồng hung hăng.
Cá voi quác mồm to muốn đớp,
Cá mập quẫy đuôi cuồng nhe răng.
Càng cua lởm chởm giơ như mác;
Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao.
Sơn Tinh hiểu thần ghen, tức khắc
Niệm chú, đất nẩy vù lên cao.
Hoa tay thần vẫy hùm, voi, báo.
Đuôi quắp, nhe nanh, giơ vuốt đồng,
Đạp long đất núi, gầm xông xáo,
Máu vọt phì reo muôn ngấn hồng.
Mây đen hăm hở bay mù mịt,
Sấm ran, sét động nổ loè xanh.
Tôm cá xưa nay im thin thít,
Mở quác mồm to kêu thất thanh.
Mỵ Nương kinh hãi ngồi trong kiệu,
Bỗng chợt nàng kêu mắt lệ nhoà.
(Giọng kiêu hay buồn không ai hiểu,
Nhưng thật dễ thương): "Ô! Vì ta!"

Thuỷ Tinh năm năm dâng nước bể,
Đục núi hò reo đòi Mỵ Nương.
Trần gian đâu có người dai thế,
Cũng bởi thần yêu nên khác thường!

4-1933 (Sơn Tinh Thủy Tinh - Nguyễn Nhược Pháp)

 

4. Theo em, vì sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông thường được đặt tên là Hội khỏe Phù Đổng?

Hội thi đặt tên là hội khỏe Phù Đổng vì: 
- Hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới. 
- Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao.